Tin tức chuyên nghành

Một số suy nghĩ về tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam

Vấn đề mất cân bằng TSGTKS trở nên "nóng" và thực sự thu hút sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội từ năm 2006: TSGTKS tăng cao và tăng nhanh, mỗi một năm tỷ số này tăng lên 1 điểm phần trăm: Năm 2006, TSGTKS là 110, năm 2007 là 111, năm 2008 là 112 và năm 2009 theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở là 110,5 rồi sang năm 2010, TSGTKS lại lên tới trên 111.

Hậu dân số vàng Việt Nam: Già trước khi giàu

Khoảng 20 năm nữa, tỉ lệ người già sẽ tăng lên nhanh chóng. Kết quả này dẫn đến sự thay đổi chưa từng có trong đời sống xã hội, trước hết là sức ép lên hệ thống dịch vụ sức khỏe, giao thông đi lại, quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống, cũng như hệ thống dịch vụ sức khỏe, chăm sóc và an sinh xã hội cho dân số già sẽ là một thách thức đối với nước ta.

Hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia Dân số và Ngày Dân số VN 26/12: Phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng: Để cất cánh cao hơn

Không ít nước nghèo về tài nguyên nhưng đã phát triển kinh tế - xã hội một cách thần kỳ nhờ nguồn nhân lực chất lượng cao.

Dân số, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

Xét tầm quan trọng của việc giải quyết các mối quan hệ giữa động thái dân số, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, Tổ chức các Đối tác về Dân số và Phát triển (PPD) phối hợp với Chính phủ Cộng hòa Nam Phi tổ chức Hội nghị quốc tế "Động thái dân số, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững" từ ngày 1-2/11/2011 tại thủ đô Pretoria, Cộng hòa Nam Phi.

Sự cần thiết của chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 cho công tác DS-KHHGĐ: Dân số – bài toán của sự phát triển

Dân số là bài toán của cơ sở hạ tầng, của nhà ở, đường sá giao thông; của an ninh lương thực, thực phẩm; của giáo dục, đào tạo; của y tế, khám bệnh, chữa bệnh; của lao động, việc làm; của môi trường, nước sạch nông thôn, miền núi. Dân số là bài toán của xoá đói, giảm nghèo; bài toán của an sinh xã hội, cứu trợ xã hội...

Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ: Dân số và phát triển bền vững

Mối quan hệ tương hỗ này luôn quyết định lớn đến sự phát triển của mỗi quốc gia và chất lượng sống của con người. Từ ý nghĩa quan trọng của vấn đề này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo Bộ Y tế (giao trực tiếp Tổng cục DS-KHHGĐ thực hiện) xây dựng một chuyên đề về dân số và phát triển bền vững.

Thực hiện công tác dân số Việt Nam nhìn từ bài học kinh nghiệm của Trung Quốc

Đồng thời với việc này là nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Rồi đây Quốc hội khóa XII sẽ căn cứ từ những lý lẽ và cơ sở kinh tế xã hội, văn hoá, đặc điểm truyền thống... để thông qua luật mới về tổ chức Chính phủ.

Chương trình mục tiêu QG về DS-KHHGĐ: Khẳng định tính công khai, minh bạch, hiệu quả

Nghị quyết đã đề ra hệ thống các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của chương trình DS-KHHGĐ, trong đó chỉ đạo "thực hiện phương thức quản lý theo chương trình mục tiêu, bảo đảm phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí". Sau gần 30 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ ngày càng chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt của Quốc hội, Chính phủ về tính công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả.

Số liệu về người cao tuổi và người tàn tật

Năm 2005 cả nước có 126.000 Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, 30.221 Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng với mức 65.000đồng/tháng đến 200.000đồng/tháng.

Dân số thế giới ngày càng già đi

Dân số thế giới không chỉ tăng lên mà ngày càng trở nên già đi. Già hoá dân số là kết quả tất yếu của việc giảm sinh, đặc biệt khi điều kiện sống được cải thiện. Tỷ lệ người già đang tăng nhanh hơn so với các nhóm tuổi khác. Ở các nước phát triển, tỷ lệ người cao tuổi (NCT) cao hơn hẳn so với trẻ em.

Trang 205 trong tổng số 206« trang đầu...102030...202203204205206
1