
Tin tức chuyên nghành

Tổng cục Dân số phát động cuộc thi “Sống chủ động – cùng viết nên câu chuyện ngày mai”
Tổng cục DS-KHHGĐ đã tổ chức Hội nghị hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9. Ngày Tránh thai Thế giới có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.
Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số trong việc cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản
Từ năm 2016 đến năm 2020, Tổng cục DS-KHHGĐ, trực thuộc Bộ Y tế và Bayer Việt Nam đã phối hợp thực hiện nhiều chiến dịch như "Là phụ nữ, tôi chọn sống chủ động"; cuộc thi trực tuyến "Hiểu về tránh thai"; cuộc thi "Cùng viết nên câu chuyện truyền cảm hứng" dành cho cán bộ dân số, ứng dụng điện thoại "Sống chủ động"… giúp hơn 25 triệu phụ nữ trên cả nước nhận được sự tư vấn và hỗ trợ trực tiếp từ các cán bộ dân số về lựa chọn biện pháp ngừa thai an toàn, phù hợp.
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết: Việt Nam đã đạt mức sinh thế vào năm 2006 và duy trì trong suốt 16 năm qua. Cùng với đó, nước ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) và tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) đều giảm mạnh.
TUỔI CAO GƯƠNG SÁNG
Thử xem cơ sở xã phường
Bao người cao tuổi tấm gương đi đầu
Nghỉ hưu rồi vẫn cùng nhau
Tổ trưởng, tổ phó dân bầu cho ai?
Vừa có đức, vừa có tài
Thơ Nỗi lòng người dân số
Sau đại dịch tôi đi làm dân số
Vẫn bình thường báo cáo với vãng gia
Thêm công tác phát quà người gặp khó
Thăm vài nhà có Covid ghé qua
Chủ động thích ứng với già hóa dân số
Dân số Việt Nam gần chạm mốc 100 triệu người và đang bước vào giai đoạn già hóa. Chất lượng dân số đang đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, đòi hỏi nước ta phải có những chính sách và chương trình thích ứng với xu hướng nhân khẩu học này
Đa dạng hóa các kênh truyền thông
Để giải quyết tình trạng mức sinh chênh lệch giữa các vùng miền cao, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25.10.2017 về công tác dân số trong tình hình mới xác định đổi mới nội dung, tuyên truyền, vận động về công tác dân số là điều cần thiết.
Nỗ lực điều chỉnh mức sinh phù hợp
Việt Nam có hơn một nửa số tỉnh có mức sinh cao với quy mô dân số chiếm khoảng 40% dân số cả nước. Việc để mức sinh quá cao trong bối cảnh kinh tế - xã hội ở những tỉnh này gây ra nhiều khó khăn. Do đó, giải pháp được đưa ra là điều chỉnh mức sinh, duy trì mức sinh thay thế và giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương.
TP. Hồ Chí Minh nỗ lực giải quyết tình trạng mức sinh thấp
Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế, nước ta đạt mức sinh thay thế vào năm 2006, nhưng hiện nay mức sinh vẫn không đồng đều giữa các vùng, miền và các tỉnh, thành phố. Đặc biệt, theo Quyết định số 2019/QĐ-BYT của Bộ Y tế về danh sách tỉnh, thành phố được phân chia theo các vùng mức sinh thấp, mức sinh cao và mức sinh thay thế, TP. Hồ Chí Minh là 1 trong 21 tỉnh, thành có mức sinh thấp.