U nang buồng trứng xoắn nguy hiểm như thế nào?

0
63

U nang buồng trứng là những bao nang bên trong chứa chất dịch nhầy, lỏng, đặc,… tùy vào loại u mà bệnh nhân mắc phải.

U nang buồng trứng xoắn là gì?

Có rất nhiều yếu tố khiến chị em mắc u nang buồng trứng như: Nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng, lạc nội mạc tử cung, thai kỳ, di truyền…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành, phát triển của u nang buồng trứng là do rối loạn nội tiết tố, tình trạng suy giảm năng lượng tế bào dẫn đến giảm và mất thông tin liên lạc giữa các tế bào, gây rối loạn quá trình chết tế bào theo chương trình (suy giảm miễn dịch) và hình thành khối u.

U nang buồng trứng xoắn là một biến chứng nguy hiểm gặp trong bệnh u nang buồng trứng. Xoắn buồng trứng được miêu tả là khi buồng trứng bị xoắn xung quanh dây chằng cố định (buồng trứng).

Theo Bệnh viện Sản nhi Phú Thọ, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện. Các khối u nang buồng trứng có hai dạng: Có cuống và không có cuống. Tình trạng u nang buồng trứng xoắn thường xảy ra với trường hợp các khối u có cuống dài, trọng lượng vừa phải, đường kính từ 8 – 10cm.

Các u này dễ bị xoắn do nặng hơn, tuy nhiên, các u nang và nang hoàng tuyến sau nạo thai trứng cũng có thể bị xoắn.

U nang buồng trứng xoắn có thể gây ra những biến chứng gì?

Nếu u nang buồng trứng có cuống chỉ bị xoắn nhẹ thì sau đó sẽ trở về vị trí cũ. Nếu xoắn mạnh hơn, u nang sẽ không thể trở về vị trí ban đầu. Việc xoắn này có thể làm cắt nguồn lưu lượng máu nuôi cung cấp cho buồng trứng và ống dẫn trứng.

Nếu không được phẫu thuật kịp thời, u nang có thể bị hoại tử và vỡ do không được máu tới nuôi dưỡng. Điều này dẫn đến tình trạng viêm màng bụng (hay còn gọi là viêm phúc mạc), từ đó có thể dẫn tới tử vong.

Phòng ngừa u nang buồng trứng

Để phòng ngừa hiệu quả u buồng trứng xoắn, thai phụ nên chú ý hoạt động nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh, nên thực hiện một số biện pháp sau đây để hạn chế tình trạng xoắn u nang buồng trứng:

– Nên lựa chọn thực phẩm tươi sống, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, không sử dụng các chất kích thích, đồ ăn chế biến sẵn.

– Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, giảm thiểu sự tích tụ các chất độc hại.

– Có thể tập luyện hàng ngày để tăng sức đề kháng của cơ thể.

– Không nên tự ý sử dụng thuốc khi phát hiện có bất thường về sức khỏe trong quá trình mang thai.

– Đặc biệt, cần giảm căng thẳng, lo âu, giữ cân bằng nội tiết tố, không cho khối u có cơ hội phát triển.

Tuy nhiên, u buồng trứng thường phát triển một cách âm thầm và khó nhận biết. Chính vì vậy, chúng ta cần theo dõi sức khỏe  và khám định kỳ 3 đến 6 tháng/lần.

Thông tin chi tiết xem tại đây.