Chăm sóc thai nhi từ trong bụng mẹ

0
435
Ai cũng muốn thiên thần của mình sinh ra thật khỏe mạnh, đáng yêu. Vậy thì tại sao bạn không chăm lo cho sức khỏe của thai nhi ngay từ trong bụng nhỉ?


1. Thường xuyên ra ngoài trời. Ánh mặt trời trong thời gian mang thai đẩy mạnh sự hấp thu magiê, nguyên tố cần thiết cho thai nhi phát triển các mô, canxi và phốt pho sẽ giúp thai nhi hình thành và ổn định xương.

2. Nằm nghiêng đặc biệt là nằm nghiêng về bên trái. Nó khiến cho máu chuyển về thai nhi ở mức lớn nhất. Nằm sấp sẽ khiến cho thai nhi chịu áp lực lớn, nằm ngửa khiến máu khó chuyển về tim bạn khiến bạn bị choáng ngất.

3. Đừng để buồn tiểu mới đi tiểu. Chờ tới khi buồn tiểu mới đi tiểu sẽ khiến cho bạn dễ bị nhiễm khuẩn đường tiểu, một số trường hợp liên quan tới sinh non.

4. Chú ý khi ăn kem. Rất nhiều sản phẩm chứa ít vitamin A và liên quan tới chất hóa học Retinol. Chất này lại có mối quan hệ với dị tật thai nhi.

5. Hiểu những cử động của thai nhi. Nếu bé cử động ít hơn bình thường hoặc ngừng hẳn, hãy gọi bác sĩ ngay. Bạn có thể theo dõi thai máy bằng biểu đồ hoặc nhật kí thai máy.

6. Thường xuyên kiểm tra răng. Phụ nữ mang thai thường bị viêm lợi. Chứng này liên quan tới việc sinh non.

7. Tránh xa vật nuôi, bùn đất. Chúng có thể chứa vi khuẩn toxoplasmosis, gây mù hoặc phá hủy não bộ của thai nhi. Mang găng tay nếu như bạn buộc phải chạm vào chúng hoặc làm vườn.

8. Nói chuyện với thai nhi. Các nhà khoa học cho rằng, kích thích thai nhi cùng với âm thanh và sự đụng chạm trước khi bé sinh ra sẽ cải thiện được thị giác, thính giác, ngôn ngữ và cử động, trau dồi sự tự tin và thậm chí là giúp thai nhi ngủ ngon hơn.

9. Hỏi ý kiến mẹ của bạn về những vấn đề thai kì. Nếu như mẹ bạn phải chịu những bệnh như tiền sản giật hoặc tiểu đường, bạn cũng có nguy cơ mắc phải. Vì thế, hãy theo dõi ngay từ đầu tình trạng sức khỏe của bạn.

10. Ăn nhiều dầu cá (cá mòi, các hồi, cá thu). Không chỉ là nguyên tố thiết yếu cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt của thai nhi mà còn giảm nguy cơ sinh non ở bạn.

11. Kiểm tra nguy cơ nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B. Đây là chứng nhiễm khuẩn chung, nhưng cũng có trường hợp có thể gây chết thai.

12. Yêu cầu bảo hiểm y tế và chế độ nghỉ sinh tại nơi làm việc. Đây là quyền lợi chính đáng của bạn.

13. Tắm nước mát. Thai nhi không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình, tắm nước quá nóng có thể gây ra dị tật thai nhi đặc biệt là ở hệ thần kinh. Trong một vài trường hợp, nó khiến bạn cảm thấy nóng, ra mồ hôi nhiều, choáng ngất hoặc da đỏ.

14. Hấp thu axit folic: Đây là kiến thức chung cho tất cả các bà bầu, đó là việc hấp thu axit folic để ngăn ngừa các dị tật thai nhi, giảm nguy cơ thai nhi nhẹ cân. Bạn cần hấp thu 400mcg trước khi mang thai cho tới tận tuần 12. Axit folic có trong rau xanh, bánh mì hoặc ngũ cốc.

15. Ăn cho hai người chứ không phải ăn gấp đôi. Lượng calo bạn đòi hỏi tăng lên khoảng 15% trong thai kì nhưng vitamin và khoáng chất lại đòi hỏi tăng lên gấp 3. Bạn nên ăn tốt hơn nhưng không phải nhiều hơn.
Giadinh.net.vn