Trang chủ Tin chuyên nghành TẬN DỤNG DÂN SỐ VÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN: Dân số già, người...

TẬN DỤNG DÂN SỐ VÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN: Dân số già, người trẻ ngại sinh con

0
86

Mức sinh thấp sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, làm cho quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh hơn, thiếu hụt nguồn lao động, ảnh hưởng an sinh xã hội

Chi phí sinh hoạt cao cộng với những lo lắng về an sinh xã hội, môi trường sống đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các cặp vợ chồng trẻ sống ở thành phố đang có ý định muốn sinh thêm con. Rất nhiều bà mẹ trẻ ở thành thị mắc kẹt giữa việc làm – nuôi dạy con nên luôn trì hoãn việc sinh con. Điều này thấy rõ qua bức tranh dân số của TP HCM.

Nguy cơ già hóa dân số

Vợ chồng chị Nguyễn Thanh Phúc (28 tuổi; ngụ quận 3, TP HCM) kết hôn đã hơn 2 năm nhưng vẫn chần chừ chưa muốn sinh. Chị bộc bạch: “Vợ chồng tôi từ tỉnh lên thành phố. Chúng tôi cố gắng dành dụm, vài năm nữa mua được nhà mới tính chuyện sinh con. Còn nếu bây giờ sinh con, áp lực về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân”.

Anh Hoàng Văn Tình (34 tuổi; ngụ TP Thủ Đức, TP HCM) cho rằng trải qua giai đoạn dịch COVID-19, công việc không ổn định, lương giảm, trong khi giá cả mọi thứ ngày càng tăng khiến anh không dám nghĩ tới việc sinh thêm con thứ hai. “Khi kinh tế không ổn định thì đời sống hôn nhân dễ xảy ra lục đục. Đặc biệt, nuôi một đứa trẻ không đơn giản, chưa kể lúc con ốm đau, vợ chồng phải thay nhau xin nghỉ việc ở nhà chăm sóc. Bản thân tôi và vợ cũng muốn sinh thêm con nhưng điều kiện tài chính chưa cho phép” – anh Tình nói.

Không chỉ những người đã lập gia đình, nhiều phụ nữ trẻ đang làm việc tại TP HCM rất ngại kết hôn và sinh con với lý do muốn thăng tiến trong sự nghiệp hoặc do nuôi con quá vất vả.

Chị Nguyễn Thị Ly (30 tuổi, ngụ quận 3) cho rằng không quan trọng việc đến tuổi phải lấy chồng như nhiều người nghĩ. Bởi theo chị, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, phụ nữ hay đàn ông đều bình đẳng, đều đi làm kiếm tiền. “Khi quyết định kết hôn, tôi nghĩ cần phải ổn định kinh tế. Tức là mức thu nhập đủ để trang trải cuộc sống, đặc biệt là khi có con, mình có thể bảo đảm tốt nhất cho con về mọi mặt – từ sức khỏe, giáo dục đến vui chơi” – chị Ly bày tỏ.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), nhìn nhận xu hướng trì hoãn sinh con là một trong những nguyên nhân khiến tỉ suất sinh ở TP HCM thấp hơn so với tỉ suất sinh thay thế của cả nước.

Thống kê của Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP HCM cho thấy tỉ suất sinh của thành phố là 1,39 con/phụ nữ. Con số này tăng so với năm 2017 (1,35) nhưng lại giảm so với năm 2021 (1,48) và ở mức rất thấp so với mức sinh thay thế của cả nước hiện nay là 2,1. TP HCM đang là một trong 21 tỉnh, thành có mức sinh thấp nhất cả nước, cùng với Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.

Ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP HCM, cảnh báo mức sinh thấp sẽ tác động mạnh đến cơ cấu dân số của thành phố trong tương lai. Đó là tỉ lệ người trẻ và người trong độ tuổi lao động ngày càng giảm, trong khi tỉ lệ người cao tuổi ngày càng tăng. “Mức sinh thấp sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, làm cho quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh hơn, thiếu hụt nguồn lao động, ảnh hưởng an sinh xã hội”.

Trong chiến lược phát triển dân số TP HCM giai đoạn 2025-2030, ngành dân số thành phố đề xuất nhiều giải pháp khuyến sinh

Áp lực về tài chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ chưa muốn sinh con hoặc ngại sinh con thứ hai

Thông tin chi tiết xem tại đây.