Sống thử: Những cảnh báo đến từ góc nhìn của chuyên gia

0
368

Xã hội không còn quá khắt khe với người trẻ khi họ muốn thử chung sống trước khi đi đến hôn nhân, nhưng có những cảnh báo được đúc kết từ thực tế sống thử bạn rất nên cân nhắc.

Bàn về câu chuyện sống thử và những ảnh hưởng tiêu cực nó có thể mang lại sau đó, bạn L.N.H, sinh viên năm 4 Đại học Công nghiệp TPHCM chia sẻ:

“Cách đây khoảng hai năm mình và người yêu cũng quyết định sống thử. Bọn mình dự định sau này ra trường sẽ tổ chức đám cưới, nên vun vén cho cuộc sống từ lúc đó.

Nhưng một thời gian sống chung như vợ chồng, cả hai phát sinh nhiều vấn đề dẫn đến chán nản. Cô ấy có người mới và dọn đồ đạc bỏ đi.

Lúc đó, mình không biết phải làm sao, bởi bọn mình chưa kết hôn, không có ràng buộc về pháp lý nên không thể nói cô ấy ngoại tình được. Khi chuyện tình cảm đổ bể, mình bị sốc nặng và phải bảo lưu chuyện học hành để đến gặp bác sĩ tâm lý giúp ổn định lại cuộc sống”.

Sống thử trước hôn nhân không phải điều pháp luật ngăn cấm nhưng cũng chưa có quy định cụ thể nào liên quan đến hình thức chung sống này. Nếu mối quan hệ không thành và cả hai quyết định chia tay thì hậu quả của việc sống thử có thể rất nghiêm trọng. Đặc biệt nếu cả hai để xảy ra có thai ngoài ý muốn và có tài sản chung, lúc đó các bạn trẻ sẽ gặp những rắc rối về mặt pháp lý.

Chia sẻ về vấn đề này Ông Lò Văn Chung – Trưởng phòng pháp lý, công ty luật TNHH Toàn Quốc cho biết:

“Trong trường hợp nếu sống thử với nhau mà có con chung thì bố mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con cái, không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của bố mẹ (có hay không đăng ký kết hôn).

Tuy nhiên, khi đi đăng ký khai sinh cho con, nếu muốn đứng tên cả bố và mẹ thì bố phải làm thủ tục xét nghiệm ADN và thủ tục nhận cha con chứng minh là cha con đẻ.

Cha mẹ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên. Tuy nhiên, do sống thử không được pháp luật bảo hộ nên trên thực tế nếu không có đăng ký kết hôn thì dễ dẫn đến chuyện người bố bỏ mặc con. Việc yêu cầu cấp dưỡng sẽ gặp khó khăn nếu không có sự tự nguyện. Thậm chí phải khởi kiện ra tòa để yêu cầu người bố có trách nhiệm. Ngoài ra, theo nguyên tắc của luật hôn nhân và gia đình, kết hôn là phải tự nguyện vì vậy có con cũng không phải lý do để ép người kia kết hôn”.

Sống thử: Những cảnh báo đến từ góc nhìn của chuyên gia - Ảnh 1.

Luật sư Lò Văn Chung.

Do chưa có quy định cụ thể về sống thử nên khi có mâu thuẫn không thể tự giải quyết, việc làm rõ vấn đề trách nhiệm là rất khó khăn.

Đặc biệt có thai ngoài ý muốn trong lúc sống thử cũng kèm theo nhiều hệ lụy không mong muốn. Thực tế có không ít các trường hợp bạo hành trẻ em khi đó là kết quả của việc mang thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó cũng có nhiều cặp đôi sẽ chọn cách phá thai khi mang thai ngoài ý muốn, góp phần không nhỏ dẫn đến tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam tăng cao.

Sống thử: Những cảnh báo đến từ góc nhìn của chuyên gia - Ảnh 2.

Mang thai ngoài ý muốn là một trong những hệ lụy của sống thử có thể để lại tổn thương sâu sắc nếu cuộc sống thử không thành (Ảnh: Đỗ Trang).

Không phải hoàn toàn các trường hợp nạo phá thai đều từ do sống thử nhưng chắc chắn sống thử trước hôn nhân sẽ làm gia tăng các trường hợp nạo phá thai vì có thai ngoài ý muốn, vì mới chỉ sống thử chưa sẵn sàng làm cha làm mẹ, chưa có đủ kinh tế và vô số lý do biện minh khác. Không chỉ vậy việc này còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý của phụ nữ.

Theo BS. Trần Thị Bích Thu (CK1 Sản – Phụ khoa, Nguyên trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), nạo phá thai có nguy cơ cao dẫn đến viêm nhiễm. Nạo phá thai nhiều lần sẽ dễ gặp các biến chứng như rau tiền đạo, dính buồng tử cung, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sinh sản của người phụ nữ sau này. Các viêm nhiễm phụ khoa gây hẹp tắc vòi trứng có thể dẫn đến tình trạng chửa ngoài tử cung trong những lần mang thai sau hoặc thậm chí vô sinh.

Mặt khác, việc nạo phá thai làm cho tâm trí người mẹ không những bị ám ảnh mà còn sợ hãi, trầm cảm, hoang mang. Nạo phá thai vừa làm tổn thương rất lớn cho người phụ nữ sau khi lập gia đình, vừa làm cho họ luôn cảm thấy mặc cảm do những vết thương mà mình đã gây ra.

Không hiếm những cặp đôi đã tìm thấy người phù hợp và đi đến bến bờ hạnh phúc sau khi sống thử nhưng cũng chẳng ít những cặp đôi chia tay và để lại hậu quả. Việc sống thử trước hôn tùy thuộc vào bạn, là quyết định của bạn, không có câu trả lời chính xác đúng hay sai cho vấn đề này, bởi kết quả phụ thuộc cách làm của mỗi người.

Tuy vậy, các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn sinh viên còn đang đi học, trước khi quyết định về chung một nhà nên cân nhắc và xem xét thật kỹ những hệ lụy của sống thử để không đặt mình vào tình thế khó khăn.

Dì đăng ảnh chụp cùng cháu gái bị tự kỷ lên MXH và cái kết xúc động chứng minh tình người vẫn luôn kỳ diệuDì đăng ảnh chụp cùng cháu gái bị tự kỷ lên MXH và cái kết xúc động chứng minh tình người vẫn luôn kỳ diệu

GiadinhNet – Với những đứa trẻ đặc biệt, người thân hay cộng đồng cần một trái tim “đặc biệt” để trao cho chúng nhiều yêu thương hơn.

Theo Đỗ Trang

Dân Trí