BV Mỹ Đức
Xu hướng lập gia đình muộn, có con muộn ở nữ giới ngày càng tăng cao ở khắp nơi trên thế giới trong những thập niên gần đây. Nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho xu hướng này: (1) Phụ nữ tham gia ngày càng nhiều các hoạt động xã hội, đóng góp vào các lĩnh vực quan trọng, điều này khiến họ muốn đạt được học vấn cao, nghề nghiệp ổn định và tài chính vững trước khi muốn lập gia đình hay muốn có con; (2) Áp lực công việc và các mối quan hệ xã hội làm người phụ nữ khó cân bằng với việc chăm sóc gia đình và con cái; (3) Các phương pháp ngừa thai ngày càng thành công và ít tác dụng phụ; (4) Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời giúp tăng tỷ lệ có thai khiến nhiều phụ nữ nghĩ rằng họ vẫn có thể có con muộn nhờ hỗ trợ sinh sản [1,7]. Câu hỏi đặt ra là tỷ lệ có thai ở nhóm phụ nữ lớn tuổi là bao nhiêu và tỷ lệ có thai nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho những phụ nữ lớn tuổi có thật sự cao hay không?
Xu hướng sinh con muộn
Ngày càng nhiều phụ nữ muốn lập gia đình muộn và sinh con muộn hơn, đặc biệt là sau tuổi 30. Một khảo sát ở Úc cho thấy, tuổi có con trung bình năm 2000 là 29.8 tăng lên 30.7 vào năm 2007 và nhóm tuổi có tỷ lệ sinh con cao nhất dịch chuyển từ nhóm 25 – 29 tuổi sang 30-34 tuổi [7]. Kết quả này tương tự như một cuộc khảo sát tại Canada năm 2006, tuổi sinh con trung bình tăng từ 27 lên 29.3 trong vòng 20 năm, nhóm sinh con cao nhất là 30-34 tuổi. Tuổi làm mẹ lần đầu ở những phụ nữ trên 30 tuổi tăng từ 11% năm 1987 lên 26% năm 2005 và ở nhóm phụ nữ trên 35 tuổi tăng từ 4% lên 11%. Tuy nhiên, tỷ lệ có thai không tăng theo tuổi [4].
Thông tin chi tiết xem tại:
http://hosrem.org.vn/detailNews/thongtin/xu-huong-co-con-muon-kha-nang-sinh-san-va-ty-le-thanh-cong-cua-ho-tro-sinh-san-khi-phu-nu-lon-tuoi-3922