Các khiếm khuyết của ống thần kinh.

0
286

1.      KHIẾM KHUYẾT ỐNG THẦN KINH LÀ GÌ?

Ống thần kinh là một cấu trúc tồn tại trong thời kỳ phôi thai và sẽ phát triển thành não và cột sống của thai nhi.

Nếu trong quá trình phát triển ống thần kinh không đóng lại hoàn toàn thì sẽ dẫn đến khiếm khuyết ở não và cột sống, còn gọi là khiếm khuyết ống thần kinh.

Cứ 2.000 trẻ sinh ra sống thì có 1 trẻ bị khiếm khuyết ống thần kinh, nhưng 75% trường hợp thai nhi bị dị tật ống thần kinh  sẽ bị sẩy thai hoặc thai chết lưu.

Dạng phổ biến nhất của khiếm khuyết ống thần kinh là tật hở ống sống, tật vô sọ và thoát vị não – màng não.

        Trẻ bình thường     Trẻ bị tật vô sọ    Trẻ bị tật hở ống sống

 

2.      TẬT HỞ ỐNG SỐNG LÀ GÌ?

Tật hở ống sống xảy ra do ống thần kinh không đóng kín ở vùng thắt lưng làm lộ tủy sống ra ngoài.

Trẻ bị tật này có các biến chứng:

   Vận động khó khăn, thậm chí không thể vận động được.

   Mất khả năng kiểm soát đại, tiểu tiện.

   Các vấn đề liên quan đến hiện tượng tăng áp lực trong sọ như: não úng thủy…

3.      TẬT VÔ SỌ LÀ GÌ ?

Tật vô sọ là loại khiếm khuyết ống thần kinh rất nghiêm trọng. Ở trường hợp này, não hầu như không phát triển.

Trẻ bị tật vô sọ đều chết lưu trong tử cung hoặc chết ngay sau khi sinh.

4.      TẬT THOÁT VỊ NÃO – MÀNG NÃO LÀ GÌ?\

Chiếm khoảng 10% các khiếm khuyết của ống thần kinh. Trẻ bị tật này não bị lộ ra ngoài xương sọ và chỉ được da bao bọc.

Trẻ có thể sống nếu được điều trị nhưng sẽ bị khuyết tật nặng về tâm thần.

5.      NHỮNG PHỤ NỮ NÀO CÓ NGUY CƠ SINH CON BỊ KHIẾM KHUYẾT ỐNG THẦN KINH?

Những phụ nữ thuộc một trong những nhóm sau đây có nguy cơ cao sinh con bị khiếm khuyết ống thần kinh:

         Đã từng sinh con bị dị tật ống thần kinh, tỉ lệ lặp lại là 1%.

         Tiếp xúc với nhiệt độ cao quanh thời điểm thụ thai.

         Sống trong điều kiện kinh tế – xã hội kém.

         Mẹ đang điều trị động kinh.

         Mẹ bị tiểu đường nhưng kiểm soát đường huyết kém.

6.      LÀM GÌ ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM THAI BỊ KHIẾM KHUYẾT ỐNG THẦN KINH?

Thông qua siêu âm và xét nghiệm máu mẹ ở tuổi thai từ 16 đến 20 tuần để có thể sàng lọc, phát hiện sớm thai nhi bị khiếm khuyết ống thần kinh.

Ở Việt Nam, chấm dứt thai kỳ được chỉ định khi có bất thường nặng về hình dạng của thai nhi trên siêu âm, trẻ không có khả năng sống hoặc không có khả năng điều trị triệt để sau sinh.

7.      CÁCH PHÒNG NGỪA KHIẾM KHUYẾT ỐNG THẦN KINH?

Có thể giảm tỷ lệ khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi nếu bổ sung acid folic hàng ngày ngay từ khi chưa mang thai.

Acid folic có nhiều trong: gan động vật, trứng, cá, các loại rau màu xanh thẫm…

Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần bổ sung mỗi ngày 1 viên acid folic (0,4 mg).

 

 

8.      LIÊN HỆ Ở ĐÂU ĐỂ BIẾT THÊM?

Bệnh viện Từ Dũ: Truy cập trang web: www.tudu.com.vn để tìm hiểu thêm hoặc đặt câu hỏi thắc mắc.

Bệnh viện Hùng Vương: Phòng Khám thai

            128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

                    Điện thoại: (08) 38550585