3 nhóm người dễ mắc căn bệnh ‘ăn rồi bảo chưa’

0
179

3 kiểu người dễ mắc căn bệnh ‘ăn rồi bảo chưa’ – bệnh Alzheimer giai đoạn sớm khiến sụt giảm trí nhớ sau đó là giảm các chức năng khác như nói khó khăn, nghe nhưng hiểu chậm…

Bệnh Alzheimer giai đoạn sớm khiến sụt giảm trí nhớ sau đó là giảm các chức năng khác như nói khó khăn, nghe người khác nói nhưng hiểu chậm… Nặng hơn nữa là rối loạn định hướng, rối loạn hành vi tâm thần, ảo giác, hoang tưởng..

TS BS Trần Công Thắng, Trưởng đơn vị Trí nhớ và Sa sút trí tuệ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, nguyên nhân của bệnh Alzheimer được xác định có thể là do di truyền chấn thương đầu, các bệnh lý về mạch máu và lão hóa, đặc biệt là stress.

Nhiều người thường nghĩ rằng đến già mới có thể mắc bệnh Alzheimer, tuy nhiên, bệnh này diễn tiến từ khi còn trẻ. Tại Việt Nam, có khoảng 500.000 người bị căn bệnh này.

Bệnh Alzheimer khiến cuộc sống của người bệnh đảo lộn, nặng hơn có thể nằm liệt giường. Các bác sĩ cho biết, bệnh này có thể phòng ngừa từ rất sớm để không gặp phải hệ lụy về sau. Vì vậy, khi nào có triệu chứng quên quên nhiều, BS Thắng khuyến cáo, bạn nên tới gặp bác sĩ để được sàng lọc sớm bệnh Alzheimer.

Trường hợp đãng trí, TS Thắng cho rằng tình trạng này xảy ra từ rất trẻ thậm chí nhiều bạn mới chỉ 20 – 30 tuổi đã không tập trung trong công việc, đãng trí… đây là biểu hiện sớm của nhóm bệnh mất trí nhớ.

Trường hợp quên tạm thời: Quên hết tất cả chuyện vừa xảy ra và 1 hai ngày sau nhớ lại. Đây là mất trí nhớ thoáng qua do lo âu trầm cảm.

TS Thắng cho biết, bệnh Alzheimer cũng có biểu hiện từ mất trí nhớ thoáng qua và đãng trí. Vì vậy, khi bạn giảm trí nhớ và tình trạng này liên tục tăng lên thì bạn cần đến bệnh viện sớm để được tư vấn, điều trị.

Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng người cao tuổi nhưng thường hay bị bỏ sót, nếu có phát hiện thì thường là khi đã bước vào giai đoạn trung bình – nặng.

Hiện có tới 75% trường hợp bệnh diễn tiến âm thầm khá lâu trước khi được phát hiện. Do đó, việc nhận biết và phòng tránh những nguyên nhân gây bệnh là điều rất quan trọng, giúp giảm những ảnh hưởng xấu của bệnh gây ra.

Ảnh minh hoạ.

TS Thắng cho biết bệnh Alzheimer hay xảy ra ở các nhóm đối tượng:

Nhóm thứ nhất: Những người thường xuyên bị stress, căng thẳng trong công việc, mệt mỏi do làm việc quá sức, thiếu ngủ.

Nhóm thứ 2: Người bị bệnh lý về mạch máu như cao huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá làm mạch máu hẹp, tưới máu lên não kém tế bào thần kinh không đào thải chất thoái hoá nên sinh ra bệnh Alzheimer.

Nhóm thứ 3: Người bị chấn thương sọ não. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ này giảm do người dân đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Ngoài ra, BS Thắng cho biết, bệnh Alzhemer cũng có yếu tố gia đình, di truyền. Người ta nhận thấy bệnh Alzheimer di truyền trực tiếp từ gen. Ví dụ, gia đình bạn có nhóm gen bệnh Alzheimer thì đến 40 tuổi các thành viên sẽ suy giảm trí nhớ và dẫn tới bị Alzheimer nhưng tình trạng này hiếm hơn.

Còn bình thường gia đình bạn có người bị Alzheimer mà bạn lại nhớ nhớ quên quên thì nên tới các cơ sở kiểm tra sớm để phòng bệnh Alzheimer.

TS Thắng cho biết, tỷ lệ của bệnh xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. Người ta ước tính ở nữ giới chiếm 60 % so với đàn ông.

Trường hợp người bệnh ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ mất toàn bộ khả năng độc lập trong sinh hoạt thường ngày, hoàn toàn lệ thuộc vào người chăm sóc. Người bệnh mất trí nhớ, không còn nhận biết được người thân trong gia đình, mất khả năng đi lại. Các biến chứng của giai đoạn cuối là suy kiệt, thiếu dinh dưỡng, viêm phổi hít và loét do tỳ đè.

Điều đáng nói, bệnh Alzheimer không làm tăng khả năng nhập viện khi so sánh với các bệnh mãn tính khác, nhưng một khi người bệnh Alzheimer phải nhập viện vì Covid-19 thì nguy cơ tử vong của họ cao hơn các đối tượng khác 3 lần.

Nghiên cứu này vẫn đang cần thêm thời gian để xác định thêm các nguyên nhân, nhưng đây cũng là một sự cảnh báo về việc nên chú ý hơn đến những bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 có bệnh sử là Alzheimer.

Nếu còn trẻ bạn đã bị Alzheimer, BS khuyên bạn không nên lo lắng dù là bệnh có yếu tố di truyền nhưng người bệnh không nên bi quan, vì có thuốc điều trị để cải thiện tiên lượng.

Trí nhớ là quá trình luyện tập nên việc thường xuyên đọc sách báo, chơi cờ, học ngoại ngữ… là thói quen tốt cải thiện não bộ. Bên cạnh đó, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh gồm các loại thức ăn có chất béo tốt cho não như cá, thực phẩm chứa Omega-3, dầu đậu nành, cá hồi, hạt điều, hạt óc chó, hạt hướng dương…

Thông tin chi tiết xem tại đây.