Hứa hẹn phát triển vaccine ngừa sốt xuất huyết từ nước bọt của muỗi

0
195

SKĐS – Nước bọt của muỗi có thể cung cấp một giải pháp để phát triển vaccine hiệu quả hoặc các biện pháp can thiệp điều trị cho nhiều căn bệnh chết người do muỗi gây ra như sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết hiện chưa có vaccine hoặc phương pháp điều trị đặc hiệu

Muỗi, cụ thể là muỗi Aedes, có thể mang và truyền các loại virus gây chết người như virus Zika, virus gây bệnh vàng da và sốt xuất huyết. Virus Zika có thể gây bệnh nặng, nhập viện và biến chứng, mặc dù trường hợp tử vong không phổ biến. Khoảng 20% đến 50% số người bị sốt vàng da nặng tử vong.

Phân tử trong nước bọt của muỗi có thể cung cấp một cách để phát triển vaccine phòng sốt xuất huyết hiệu quả.

Hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết đều nhẹ hoặc không có triệu chứng, những trường hợp nặng cũng có thể dẫn đến tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 5,2 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết vào năm 2019 và một nửa dân số thế giới hiện có nguy cơ nhiễm bệnh. 

Hiện không có phương pháp điều trị hoặc vaccine nào được thiết kế đặc biệt để điều trị hoặc ngăn ngừa các bệnh nhiễm virus này ở người.

Thông tin chi tiết xem tại đây