Thời điểm mang thai khỏe cho mẹ, tốt cho con sau tiêm phòng HPV

0
3948

Tiêm phòng HPV không ảnh hưởng đến việc mang thai nhưng thời điểm có con tốt nhất sau khi tiêm là bao giờ thì dường như chị em không hay biết.

Tiêm phòng HPV là một trong những mũi tiêm quan trọng nhất đối với chị em phụ nữ. Người phụ nữ hiện đại luôn biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân và tiêm HPV giúp bạn phòng tránh ung thư cổ tử cung – căn bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.

Đặc biệt, nhiều chị em muốn tiêm phòng HPV đầy đủ trước khi mang thai. Tuy nhiên, đâu là thời điểm vàng sau tiêm phòng HPV để yên tâm có thai thì không phải ai cũng nắm rõ.

Thời điểm vàng mang thai sau tiêm phòng HPV

Theo ThS.BS Lâm Quang Tùng (làm việc tại Hà Nội), muốn mang thai sau khi tiêm phòng HPV, chị em lưu ý cần ít nhất 3 tháng kể từ mũi tiêm HPV cuối cùng. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời người mẹ cũng có sức khỏe tốt nhất.

Chuyên gia nhận định, bất cứ loại virus nào gây bệnh gì nếu chẳng may xâm nhập vào cơ thể người mẹ thì đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Virus HPV cũng không loại trừ.

Đây là loại virus gây ung thư cổ tử cung ở chị em phụ nữ. Phụ nữ trước khi mang thai được khuyên nên tiêm vắc-xin HPV để ngăn ngừa bệnh một cách tốt nhất. Tuy nhiên, sau khi tiêm xong ít nhất 3 tháng mới nên có thai.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, có thai ngay sau khi tiêm phòng HPV không có bằng chứng cho thấy gây hại sức khỏe thai nhi cũng như mẹ bầu. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm vàng giúp vắc-xin tiêm vào cơ thể phát huy tác dụng tốt nhất nên sẽ có lợi cho cả mẹ lẫn con. Nếu chị em vừa muốn lợi cho cả mẹ lẫn con thì nên tận dụng thời điểm này.

5 thói quen cần tránh để tử cung luôn khỏe mạnh, phòng tránh ung thư cổ tử cung

Ngoài tiêm phòng HPV để bảo vệ sức khỏe tử cung, trong cuộc sống hàng ngày, chị em cũng nên trau dồi những thói quen tốt để bảo vệ bộ phận này. Đặc biệt, không ít các thói quen tưởng chừng bình thường lại là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung khiến bạn mất đi quyền làm mẹ, khuyên chị em nên tránh gấp:

  1. Thức khuya

Theo Mayo Clinic, việc thường xuyên thức khuya, ngủ ít, nhất là ở những phụ nữ thường xuyên phải làm ca đêm có thể khiến tử cung ngày một yếu ớt. Điều này là bởi thức khuya gây ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone. Từ đó khiến bạn có nguy cơ vô sinh cao hơn.

Nếu bạn phải làm việc ca đêm, hãy cố gắng ngủ đủ giấc khi bạn không phải làm việc.

  1. Uống rượu

Phụ nữ uống rượu thường xuyên thường có tử cung yếu hơn so với những người dùng đồ uống lành mạnh. Nghiên cứu năm 2014 cũng cho thấy, phụ nữ mang thai uống 4 ly rượu trở lên mỗi tuần có nguy cơ sẩy thai cao hơn.

Do đó, chị em đang mong muốn dưỡng tử cung, duy trì sức khỏe tử cung khỏe mạnh hoặc đã có thai cần tránh uống rượu.

  1. Hút thuốc lá

Các nghiên cứu từ lâu cho thấy, phụ nữ hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn ống dẫn trứng mà còn cả ung thư cổ tử cung. Hút thuốc cũng làm tăng tổn thương trứng trong buồng trứng, từ đó làm tăng nguy cơ sẩy thai.

  1. Uống nhiều cà phê

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người nghiện cà phê có thể giảm 26% khả năng thụ thai so với người khác vì tử cung yếu. Hàm lượng caffeine trong cà phê cũng là nguyên nhân khiến chất lượng trứng và tinh trùng suy giảm.

Tuy nhiên, khả năng sinh sản của phụ nữ dường như không bị ảnh hưởng bởi lượng caffeine dưới 200mg mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là chị em nên uống ở mức giới hạn 1-2 tách mỗi ngày, mỗi tách không quá 240ml.

  1. Tập luyện quá sức

Tập luyện quá sức, nhất là tập nặng như tập tạ có thể làm tăng áp lực ổ bụng, gây suy giảm tạm thời trong tử cung. Hoạt động thể chất quá sức cũng có thể ức chế quá trình rụng trứng và giảm sản xuất hormone progesterone.

Nếu bạn có cân nặng hợp lý và sắp có thai, chuyên gia khuyên, hãy cân nhắc hạn chế các hoạt động thể chất mạnh. Ngoài ra cũng chỉ nên tập luyện dưới 5 giờ một tuần.

Thông tin chi tiết xem tại đây