NGƯỜI TP.HCM NGẠI ĐẺ VÀ ÁP LỰC ‘CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ’

0
134

Trước thực trạng mức sinh thấp, người già tăng, TP.HCM đứng trước áp lực nhanh chóng bước vào giai đoạn già hoá dân số.

Một em bé chào đời ở Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM. Ảnh: BVCC.

12,5% tổng dân số của TP.HCM đã là người trên 60 tuổi. Con số này đang có xu hướng tăng so với những năm trước đó. Tuổi thọ trung bình của người dân thành phố cũng là 76,5, cao nhất cả nước.

Trong khi đó, mức sinh của thành phố chỉ đang ở mức 1,32 con/ phụ nữ và đang giảm dần. Con số này thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế ở Việt Nam đang duy trì là 2-2,1 con/ phụ nữ.

TP.HCM đang có mức sinh thấp nhất nước. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực trong tương lai. Thông tin được ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số TP.HCM chia sẻ trong cuộc trò chuyện với Tri Thức – Znews.

Lý do người TP.HCM ngại sinh con

– Thưa ông, như trong số liệu báo cáo của Chi cục dân số TP.HCM, mức sinh của thành phố đang ở rất thấp. Năm sau thấp hơn năm trước. Nguyên nhân chính nào khiến tình trạng này ngày càng đáng báo động?

– Hiện nay, chúng ta có thể thấy một thực thế là tình trạng kết hôn muộn và sinh con một rất phổ biến tại TP.HCM. Vì vậy, vấn đề thành phố hiện nay đang đối mặt chính là các gia đình chỉ sinh một con.

Ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số TP.HCM.

Về mức sinh trong khoảng 10 năm tới, thách thức của TP.HCM chính là nỗ lực nâng mức sinh, phấn đấu mức sinh ở năm 2025 là 1,4 con/ phụ nữ và năm 2030 là 1,6 con. Đồng thời, thành phố tiếp tục đề xuất chính sách hỗ trợ các cặp vợ chồng mong muốn sinh con những điều kiện thuận lợi và phù hợp.

– Là một đô thị lớn, chi phí cao nên nhiều người trẻ mang tâm lý ngại sinh con. Vậy trong quá trình vận động, thực hiện các kế hoạch thúc đẩy tăng dân số, ngành dân số của thành phố gặp những khó khăn gì?

– Tâm lý này xuất phát chủ yếu từ mong muốn sinh và nuôi dạy con cái trong điều kiện tốt nhất cũng như những cơ hội phát triển bản thân và gia đình. Vì vậy, đối với người trẻ, ngành dân số thành phố vẫn đang thực hiện việc cung cấp thông tin cũng như lắng nghe ý kiến của các bạn trẻ để có thể có những giải pháp hỗ trợ phù hợp cho các bạn an tâm sinh và nuôi dạy con cái.

– Vậy đâu là những lý do khiến người trẻ chần chừ trong việc có con, hoặc sinh ít con?

– Hiện nay, một trong những thách thức của việc thực hiện chính sách khuyến sinh tại TP.HCM đó là đặc thù khác biệt của các nhóm người trẻ. Tôi tạm chia thành hai nhóm cơ bản với những điểm riêng biệt về quan niệm và nhu cầu sinh con.

  • Nhóm người trẻ 1: Có nhu cầu sinh con nhưng không an tâm về tài chính và điều kiện nuôi dạy và chăm sóc con cái.
  • Nhóm người trẻ 2: Có điều kiện về tài chính nhưng quan điểm thay đổi về độ tuổi kết hôn (muộn hơn) và sinh con ít hơn để đảm bảo nuôi dạy con cho tốt và đủ điều kiện để chăm sóc và phát triển bản thân trong môi trường cạnh tranh về công việc.

– Vậy nếu tình trạng này kéo dài, rơi vào mức sinh âm, thành phố sẽ đối mặt với những nguy cơ nào?

– Không cần đợi đến mức sinh âm, khi mức sinh của thành phố xuống thấp như hiện nay, trong tương lai gần, thành phố đã phải đối mặt với 2 tác động lớn nhất chính là: lực lượng lao động thiếu hụt, trong bối cảnh các tỉnh, thành phố khác trong khu vực cũng có mức sinh thấp.

Thứ hai là áp lực rất lớn lên hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là nhu cầu phát triển hạ tầng và hệ thống an sinh xã hội dành cho người cao tuổi.

Nhiều lý do khiến người trẻ TP.HCM ngại sinh con hoặc chỉ sinh con một, trong đó có gánh nặng kinh tế. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.
ty le sinh o TP.HCM anh 2

Nhiều lý do khiến người trẻ TP.HCM ngại sinh con hoặc chỉ sinh con một, trong đó có gánh nặng kinh tế. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

Áp lực “chưa giàu đã già”

– TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đang dần bước ra khỏi thời kỳ “dân số vàng”, ông nhận định như thế nào về quan điểm người dân TP.HCM chưa giàu đã già?

– Thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” tạo rất nhiều cơ hội, nhưng nó vẫn chỉ là khả năng và cơ hội, chứ không phải là bảo đảm cho những đột phá về kinh tế. Điều quan trọng là những người trong độ tuổi lao động phải có khả năng lao động, có việc làm và tạo ra năng suất cao.

Tốc độ già hóa dân số của Việt Nam diễn ra nhanh chóng, trong khi nguồn lực kinh tế của đất nước còn đang phát triển và hệ thống an sinh xã hội vẫn còn non trẻ là một thách thức lớn.

– Từ bài học của các nước phát triển về vấn đề thiếu hụt nhân lực, thành phố có những biện pháp nào để đi trước đón đầu?

– Với nguồn lực lao động trẻ đang thiếu hụt hiện nay, bài toán mức sinh thấp đòi hỏi thành phố đẩy mạnh các hoạt động khuyến sinh.

Với nguồn lực của người cao tuổi và nhu cầu tham gia các hoạt động xã hội, trong đó có nhu cầu việc làm cho người cao tuổi, thành phố cũng có những giải pháp đề xuất để người cao tuổi có thể tham gia vào các loại hình lao động phù hợp theo nhu cầu.

– Người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nhưng có số năm sống với bệnh tật dài. Đây có phải là một thách thức đối với TP.HCM?

– Đây cũng là một trong những thách thức lớn của TP.HCM. Một trong những vấn đề chính là phải hướng đến giải pháp cho các nhóm dân số ở độ tuổi trẻ hơn, bao gồm: sự chuẩn bị sẵn sàng cho tuổi già ở tuổi trung niên và hình thành các hành vi chăm sóc sức khỏe đúng đắn và lối sống phù hợp từ ở độ tuổi thanh niên và trung niên.

Con người ai cũng cần tình yêu

Tình yêu là một phạm trù rất rộng, nó không chỉ là tình cảm nam nữ mà còn bao hàm tình yêu thương với gia đình, bè bạn, niềm đam mê với công việc và sở thích cá nhân lành mạnh.

Được sống thật với chính mình luôn là một hạnh phúc. Trong cuốn sách “Sống thật để thật sự sống“, người đọc được khuyến khích mở rộng tâm trí đón chào tiềm năng hiểu biết và yêu thương, đồng thời đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và thực tế để sống dựa trên sự tử tế đó.

Nguồn: Tạp chí điện tử Tri thức

Thông tin chi tiết xem tại đây