Chủ đề của Ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay làm thế nào để sáng tạo số và công nghệ thúc đẩy bình đẳng giới và cải thiện cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái. Thực tế, vẫn còn rất nhiều thách thức trong việc đảm bảo tất cả mọi người đều có thể được hưởng những lợi ích này, đặc biệt là những cộng đồng những người yếu thế.
Giám đốc UNFPA Khu vực Châu Á Thái Bình Dương Björn Andersson.
Sáng tạo và công nghệ mới có khả năng trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, giúp họ hiện thực hiện các quyền và sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục (SKSS & SKTD) của mình. Điện thoại di động và internet là một phần trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người dân tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó, phụ nữ và trẻ em ngày càng chú trọng sử dụng các công nghệ này để tiếp cận và chia sẻ các thông tin về SKSS & SKTD, bao gồm các vấn đề về sức khỏe kinh nguyệt, kế hoạch hóa gia đình, và giáo dục giới tính và tình dục toàn diện. Các tổ chức cộng đồng trong khu vực cũng thường xuyên quảng bá các chiến dịch của mình online, thách thức những định kiến cổ hủ về giới và tình dục, sử dụng sức mạnh của mạng xã hội để gia tăng tầm ảnh hưởng của mình.
Sáng tạo số và công nghệ còn quan trọng hơn nữa trong một thời kỳ với nhiều khủng hoảng phức tạp tầm cỡ toàn cầu, điển hình là đại dịch COVID-19 hay khủng hoảng khí hậu, là những tác nhân gây trầm trọng hóa những bất bình đẳng sẵn có. Thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán ngày một nhiều lên và mạnh mẽ hơn ở nhiều nơi trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sẽ đem lại nhiều ảnh hưởng xấu đến SKSS & SKTD nói chung. Những khủng hoảng như vậy gây khó khăn cho việc tiếp cận những dịch vụ sức khỏe quan trọng và thiết yếu, bao gồm chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ, và tăng nguy cơ bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái.
COVID-19 đã ảnh hưởng xấu đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu, bao gồm cả các dịch vụ SKSS & SKTD, gây gia tăng bạo lực trên cơ sở giới và những thực hành có hại. Thống kê cho thấy có tới 1,4 triệu ca có thai ngoài ý muốn trong 12 tháng đầu của đại dịch do gián đoạn việc cung cấp các biện và dịch vụ tránh thai. Nhưng chính những khủng hoảng toàn cầu này đã dạy chúng ta cách để vượt qua những rào cản về khoảng cách hay đi lại, từ đó ra đời các mô hình khám bệnh từ xa, có thể có đơn thuốc dễ hơn, và sự hình thành của các nền tảng số nhằm giải quyết bạo lực đối phụ nữ và trẻ em gái.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể gia tăng những tiến bộ vì phụ nữ và trẻ em gái, cung cấp các dịch vụ SKSS & SKTD có chất lượng, xóa bỏ hoàn toàn những trường hợp tử vong mẹ sau sinh do các nguyên nhân có thể tránh ngăn ngừa được, chấm dứt những định kiến giới, và bạo lực trên cơ sở giới, và đạt được bình đẳng giới thông qua việc phát triển và nhân rộng những ứng dụng công nghệ và sáng kiến số?
UNFPA đang ngày càng gia tăng đầu tư vào những phương pháp đổi mới và những sáng kiến số, điển hình như những trải nghiệm thực tế ảo, ứng dụng trên điện thoại, và các kênh giải trí giáo dục trên điện thoại ở nhiều nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong chuyến thăm Ấn Độ gần đây, tôi đã tự mình trải nghiệm bài tập huấn cho nữ hộ sinh của UNFPA sử dụng kính thực tế ảo. Sáng kiến này, một khi được triển khai rộng rãi, sẽ có tiềm năng lớn trong việc huấn luyện các nhân viên hộ sinh về việc đỡ đẻ cũng như cách xử lý các biến chứng. Với mô hình huấn luyện mới mẻ này, tôi hy vọng rằng kỹ năng lâm sàng của họ sẽ được cải thiện, cho phép họ cứu sống các bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Thanh niên tại Indonesia đang, ngày một nhiều hơn, tiếp cận thông tin SKSS & SKTD qua các nền tảng số, những nền tảng chi phí thấp và riêng tư. UNFPA đang xây dựng một mạng lưới những nhà sáng tạo nội dung trẻ tuổi, bao gồm những người có tầm ảnh hưởng và các tổ chức xã hội dân sự do những người trẻ tuổi lãnh đạo, để thu hút thanh niên cung cấp thông tin thông qua không gian số an toàn, chất lượng và lý thú.
Giám đốc UNFPA Khu vực Châu Á Thái Bình Dương Björn Andersson trò chuyện với các chị em phụ nữ đang chăm sóc con nhỏ về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Tại Myanmar, UNFPA đã hợp tác với một công ty công nghệ giáo dục, 360ed, phát triển ứng dụng ‘Baykin 2.0’ sử dụng thực tế ảo tăng cường để các bạn thanh thiếu niên có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin chính xác về quyền và SKSS & SKTD.
Một điều hiển nhiên là phụ nữ và trẻ em gái cần phải là trung tâm của quá trình thiết kế, phát triển những giải pháp mới mẻ và sáng tạo góp phần đem lại bình đẳng giới cho mọi người. Nhưng thách thức lớn nhất lúc này là làm sao để mọi phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm những người ở vùng sâu vùng xa có thể tiếp cận những sáng kiến này, làm sao để họ có đủ kiến thức, kỹ năng, và nguồn lực để sử dụng chúng. “Báo cáo Chênh lệch giới khi sử dụng thiết bị di động” của Hiệp hội Hệ thống Điện thoại Di động Toàn cầu (GSM) cho thấy ở các nước thu nhập thấp và trung bình, phụ nữ có tỷ lệ sử dụng internet trên điện thoại di động thấp hơn 16% so với nam giới. Bên cạnh đó, tỉ lệ sở hữu điện thoại di động giữa nam và nữ chênh lệch tới 19% trên toàn bộ khu vực Nam Á.
Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng bởi khoảng cách số này cần phải là ưu tiên của các chính phủ và các đối tác trong quá trình các quốc gia đang phục hồi hậu đại dịch. Đẩy mạnh kiến thức số, giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM) và các ngành nghề, đồng thời tận dụng các hình thức đầu tư để phát triển số hóa toàn diện sẽ có ảnh hưởng rất tích cực tới vị thế kinh tế và xã hội của phụ nữ.
Chỉ khi phụ nữ và trẻ em gái có thể được tiếp cận những công nghệ mới, tận dụng được những lợi ích mà công nghệ mang lại, thì chúng ta mới có thể đem lại những giải pháp công nghệ thay đổi định kiến giới thực sự.
Hãy cùng nhau xóa bỏ khoảng cách số và tận dụng sức mạnh của công nghệ và những phát kiến số để thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em gái, trong đó có quyền sức khỏe sinh sản.
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tự hào hỗ trợ Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã Hội (Bộ LĐ-TB-XH) xây dựng chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe tình dục toàn diện dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục dạy nghề tại Việt Nam: : giaoducgioitinh.online. Chương trình bao gồm 50 bài học, cung cấp thông tin và kiến thức về SKSS & SKTD, phòng tránh HIV/AIDS và bệnh/nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, cũng như bình đẳng giới và phòng tránh bạo lực trên cơ sở giới.
UNFPA cũng cùng với Bộ Y Tế xây dựng Ứng dụng di động Mẹ Con Vui Khỏe (“MCH247”) với sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Nhật Bản. Thông qua ứng dụng này, các bà mẹ Việt Nam đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở các tỉnh nông thôn vùng sâu cùng xa có thể tiếp cận mọi lúc, mọi nơi các thông tin và dịch vụ về sức khỏa sinh sản và sức khỏe tình dục. Phụ nữ có thể theo dõi và làm chủ SKSS & SKTD của mình bao gồm trong thời kỳ mang thai và sinh con, đồng thời theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ cũng như lịch tiêm chủng.
Thông tin chi tiết xem tại đây.