Vấn đề sức khỏe sinh sản nam giới.

0
308

I. KHÁI QUÁT:

Sức khỏe sinh sản (SKSS) không phải là vấn đề dành riêng cho nữ giới mà chung cho cả hai giới nam và nữ. Tuy nhiên, chúng ta thường nghiêng về phía nữ giới và phần nào coi nhẹ những vấn đề sinh sản đối với nam giới.

Do quan niệm sai lệch về vai trò giới của mình, nam giới thường ít hiểu biết về sinh lý và sức khỏe của bản thân bao gồm cả những vấn đề SKSS và tình dục, các loại dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản dành cho nam giới còn rất hạn chế, trong khi SKSS của nam giới đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất luợng dân số:

Xu hướng xã hội chuyển dần cấu trúc gia đình truyền thống nhiều thế hệ thành các gia đình hạt nhân gồm vợ, chồng và con.

Vai trò của người chồng ngày càng trở nên gần gũi với các quyết định liên quan đến KHHGĐ.

Nam giới trực tiếp tham gia vào quá trình sinh sản, do vậy các quyết định về KHHGĐ cũng liên quan rất nhiều đến nam giới.

Có nhiều BPTT được áp dụng cho nam giới, đòi hỏi nam giới có những hiểu biết cần thiết và hợp tác để áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả, đồng thời tạo ra một quan hệ tình dục lành mạnh, thoải mái.

Người chồng còn có vai trò nhắc nhở, động viên người vợ áp dụng BPTT

Thế giới đã có nhiều mô hình lôi kéo sự tham gia của nam giới vào chương trình KHHGĐ của cộng đồng.

 Ở nước ta, sự tham gia của nam giới vẫn còn hạn chế. BPTT phổ biến vẫn áp dụng cho nữ giới.

Một số các BPTT cho nam nhưng phụ nữ đi nhận và được tư vấn từ cán bộ y tế.

Một số ít nam giới còn ngăn cản người vợ áp dụng các BPTT làm ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm và sức khỏe của người phụ nữ.

Nam giới chủ động trong quan hệ tình dục, nếu nam giới không có ý thức không sử dụng các biện pháp phòng tránh thì phụ nữ gánh hậu quả nhý: mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nói chung, những vấn đề cơ bản về SKSS ở nam giới như:

 – Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản bao gồm các bệnh LTQÐTD, HIV/AIDS.

 – Thương lượng trong tình dục an toàn, có trách nhiệm và KHHGĐ

 – Vai trò và trách nhiệm của nam giới trong gia đình, bất bình đẳng giới & bạo lực

 – Sự tham gia của nam giới vào CSSKSS.

 – Thiểu năng sinh dục ở nam giới.

 – U tuyến tiền liệt bao gồm cả u lành và u ác đang rất cần được quan tâm.

Triển khai tốt các chương trình SKSS dành cho nam giới là việc làm thiết thực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình và sức khỏe cộng đồng.

II. CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN (BỆNH LTQĐTD VÀ HIV/AIDS)

1. Những yếu tố làm nam giới dễ mắc bệnh :

–   Về quan niệm xã hội cho phép nam giới có nhiều bạn tình hõn, giao du rộng rãi..

–   Chủ động, ham muốn nhiều hõn

–   Tỷ lệ nam giới đồng tính nhiều hơn và cách sinh hoạt tình dục của họ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

–   Tỷ lệ nam giới nghiện chích ma túy nhiều hơn.

2.     Những yếu tố làm nam giới ít mắc bệnh hơn:

–   Cấu tạo giải phẩu dương vật đơn giản hơn, diện tích niêm mạc qui đầu nhỏ nên diện tích tiếp xúc mầm bệnh ít hơn.

–   Bộ phận sinh dục lộ thiên nên dễ quan sát và phát hiện những tổn thýõng.

–   Nam giới chủ động tiếp cận dịch vụ y tế thụân lợi hơn, trịêu chứng bệnh rõ ràng hơn.

–   Không mang thai,nuôi con nên ít bị cản trở trong quá trình sử dụng thuốc điều trị nên thuờng điều trị kịp thời và hiệu quả hõn.

–   Sức đề kháng cũng tốt hơn

III. VẤN ĐỀ THƯƠNG LƯỢNG TÌNH DỤC AN TOÀN

–   Thường khó chấp nhận các biện pháp tránh thai dành cho nam như: bao cao su, triệt sản.

–   Bao cao su là một trong những phương tiện có hiệu quả cao nhất, dễ sử dụng, rất ít tác dụng phụ và còn giúp phòng bệnh lây qua đýờng tình dục nhưng vẫn chỉ chiếm 10,1% trong số các cách tránh thai được lựa chọn

IV. NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VÔ SINH NAM GIỚI:

Theo khảo sát gần đây nhất thì trong các trường hợp vô sinh, có 40% là do nữ giới, 30% do nam giới, 20% do cả 2 giới (vợ chồng hoặc bạn tình) và 10% chưa rõ nguyên nhân.

1. HẸP BAO QUI ĐẦU:

–   Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể tuột khỏi quy đầu của dương vật khiến việc vệ sinh sẽ khó khăn.

–   Gây nhiễm trùng tại chỗ, viêm đường tiết niệu

–   Tất cả các trường hợp hẹp bao quy đầu đều cần phẫu thuật để cắt da bao quy đầu.

2. BẤT THƯỜNG GIẢI PHẨU

–   Không có tinh  hoàn

–   Tinh hoàn ẩn

–   Bất thường cấu trúc niệu đạo: lỗ niệu đạo thấp..

–   Dương vật cong bẩm sinh

3. DO VIÊM NHIỄM:

–   Viêm mào tinh, Viêm tuyến tiền liệt,Viêm mào tinh…

–   Bệnh nội tiết: Tiểu đường

4. YẾU TỐ TINH TRÙNG:

–   Tinh trùng có cấu trúc không bình thường, ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh cho noãn.

–   Thiểu năng tinh trùng

–   Không có tinh trùng: Do tinh hoàn không sản xuất ra tinh trùng.

–   Nghiện rượu, ma túy, thuốc lá: các chất này làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng

V.   CẦN LÀM GÌ HỖ TRỢ NAM GIỚI THAM GIA VÀO CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN/KHHGĐ?

1. TĂNG CƯỜNG TRUYỀN THÔNG:

–   Giúp nam giới hiểu rõ, đúng về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

–   Hỗ trợ phụ nữ trong vấn đề thực hiện KHHGĐ.

–   Có kỹ năng thực hiện bao cao su đúng cách

–   Chung thủy một vợ, một chồng

–   Hiểu rõ cơ chế có thai

–   Các biện pháp tránh thai hiện đại.

–   An toàn trong tình dục:

 + Chỉ sinh hoạt tình dục khi cả hai người có nhu cầu.

 + Chỉ sinh hoạt tình dục khi thấy người khỏe mạnh.

 + Không giao hợp trong khi ốm, người không khoẻ, uống rượu say…

–   Các nguyên nhân có thể gây bệnh, gây vô sinh nam giới

– Biết và chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại:

+ Biết cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp cho phụ nữ trong trường hợp chưa có bảo vệ bằng các biện pháp tránh thai khác.

+ Sử dụng bao cao su đúng cách.

+ Tuyệt đối không ngăn cản, trái lại cần tích cục ủng hộ vợ mình thực hiện triệt sản nữ (thắt ống dẫn trứng)

+ Tự nguyện triệt sản nam (thắt ống dẫn tinh: cần giải thích rõ ràng theo khoa học, việc thắt ống dẫn tinh : hoạt động tình dục vẫn bình thường, không làm ảnh hưởng vấn đề tâm sinh lý, cũng như thay đổi tâm tính….)

2. QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Trích nghị định 55/2009/NĐ ngày 10/6/2009

Điều 12. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm ngýời tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;

b) Xúi giục người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;

c) Trì hoãn, không cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu cho ngýời tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ngăn cản, không cho ngýời khác tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;

b) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần ngýời tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực cản trở người khác tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;

b) Xúi giục người khác phá thai vì giới tính của thai nhi

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này;

b) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này;

c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm a khoản 3 điều này

Điều 13. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong gia đình

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;

b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy hiếp tinh thần nhằm không cho phép thành viên trong gia đình tham gia sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới;

c) Không chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện nhý nhau giữa nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không cho thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

b) Không cho nam hoặc nữ trong gia đình tham gia công tác xã hội vì định kiến giới;

c) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;

d) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản nhý là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.