50 năm nữa người Việt mới có chiều cao bằng người Nhật hiện nay

0
625

GiadinhNet – “Nếu chúng ta không có giải pháp phù hợp và quyết tâm cao sẽ mất khoảng 50 năm để phấn đấu, có nghĩa là đến năm 2050 Việt Nam mới có thể đạt chiều cao trung bình 1,72m như thanh niên Nhật Bản hiện nay” – đại biểu Mùa A Vảng, đoàn Điện Biên nói.


Đại biểu Mùa A Vảng.

Đại biểu Mùa A Vảng.

Theo đại biểu A Vảng, thời gian qua nguồn nhân lực, năng suất lao động của nước ta có bước chuyển biến và cải thiện đáng kể, góp phần quan trọng tạo nên thành tựu phát triển kinh tế – xã hội mà đất nước ta đạt được.

Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động của nước ta còn thấp so với khu vực và thế giới, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Về thể chất, trong hơn 30 năm qua, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam chỉ tăng thêm trên 4,5cm thấp hơn chuẩn quốc tế 13cm, trung bình mỗi năm chỉ tăng 0,15cm.

Qua tham khảo thấy rằng Nhật Bản những năm 50 của thế kỷ trước là một trong các quốc gia có chiều cao hạn chế trên thế giới đã tăng lên 10cm trong vòng 40 năm.

Hiện nay thanh niên Nhật Bản đã đạt mức trung bình 1,72 m đối với nam và 1,57m đối với nữ, chỉ thua kém chiều cao trung bình thế giới 5cm.

Do có sự quan tâm và quyết tâm đầu tư của Chính phủ nếu chúng ta không có giải pháp phù hợp và quyết tâm cao sẽ mất khoảng 50 năm để phấn đấu, có nghĩa là đến năm 2050 Việt Nam mới có thể đạt chiều cao trung bình 1,72m như thanh niên Nhật Bản hiện nay.

Về chất lượng lao động, đai biểu Vảng cho biết, theo số liệu thống kê đến năm 2015 cả nước có trên 52 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên thì có tới 42 triệu lao động chưa qua đào tạo.

Tỷ trọng lao động giản đơn trong lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, thủy sản còn khá cao, chiếm 46% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế nhưng chỉ tạo ra 17% GDP.

Chất lượng nguồn nhân lực của nước ta chỉ đạt 3,79 trên 10 điểm, xếp thứ 11 trong số 12 nước Châu Á tham gia xếp hạng. Hạn chế về thể chất, kỹ năng sống và trình độ đào tạo, thanh niên Việt Nam thiệt thòi nhiều về cơ hội việc làm, đặc biệt đối với thanh niên nông thôn, dân tộc thiểu số, thanh niên vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, họ chỉ là lao động giản đơn trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tất nhiên năng suất lao động thấp.


Minh họa về chiều cao trung bình của người việt và thế giới. Ảnh tư liệu

Minh họa về chiều cao trung bình của người việt và thế giới. Ảnh tư liệu

Đại biểu Vảng nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập và phát triển với sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, chúng ta thường có những thế hệ công dân toàn cầu, có tầm vóc, trí tuệ và thể chất, có khả năng đáp ứng những yêu cầu ngày càng phức tạp của công việc, tạo ra năng suất lao động và sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, đóng góp cho xã hội, nâng cao giá trị quốc gia.

Từ thực trạng trên, đại biểu A Vảng kiến nghị Chính phủ đầu tư và quan tâm nhiều hơn nữa để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động, ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ các tỉnh miền núi chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 579 tháng 4/2011, chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011 – 2020;

Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 theo Quyết định 1340 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu từng bước nâng cao sức khỏe, thể lực và tầm vóc cho thanh niên có năng lực tự đào tạo, có kỹ năng sống để thích ứng với môi trường sống và làm việc;

Đến năm 2020 chiều cao trung bình của nam thanh niên 18 tuổi là 1m67 của nữ là 1m56 và 100% số học sinh mẫu giáo, tiểu học của các huyện nghèo được uống sữa học đường như mục tiêu Chính phủ đã đề ra.

Minh Anh