Những nguyên nhân gây đau bụng không liên quan đến kỳ kinh

0
479

Tất cả phụ nữ đều bị co thắt dạ dày trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến có thắt dạ dày ngay cả khi bạn không trong kỳ kinh nguyệt mà bạn cần lưu ý:

1. Bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể dẫn đến co thắt phần bụng dưới bên phải, các cơn đau có cường độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Nếu bạn bị viêm loét dạ dày, bạn sẽ cảm thấy co thắt ở bên trái, dưới dạ dày.

2. Rụng trứng

Bạn sẽ cảm thấy co thắt bụng vào khoảng 10-14 ngày trước kỳ kinh. Điều này xảy ra khi rụng trứng, đây là thời điểm cơ thể dễ thụ thai. Các cơn đau có thể xảy ra ở một bên bụng dưới, phụ thuộc vào bên buồng trứng giải phóng trứng.

3. Vỡ u nang buồng trứng

Vỡ u nang buồng trứng không phải lúc nào cũng gây đau đớn. Nếu là đau do nguyên nhân này, các cơn đau xảy ra đột ngột, đau quặn ở hai bên vùng dưới dạ dày, tùy thuộc vào vị trí u nang trong buồng trứng.

4. Đau do mang thai

Bạn sẽ cảm thấy đau râm ran vào tuần thứ 4 của thai kỳ. Bạn cũng sẽ cảm thấy hơi đau trong suốt tháng thứ 5 hoặc tháng thứ 6 của thai kỳ.

5. Mang thai ngoài tử cung

tình trạng này xảy ra khi thai phát triển ở ngoài tử cung, thường ở ống dẫn trứng, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Bạn sẽ cảm thấy các cơn đau nhức đột ngột, đau nhói ở một bên bụng dưới.

6. Sảy thai

Sảy thai bắt đầu bằng các cơn đau và ngày càng nghiêm trọng. Bạn có thể bị chảy máu âm đạo, trong trường hợp này cần đi khám bác sĩ.

7. Lạc nội mạc tử cung

Xảy ra khi một số mảnh của niêm mạc tử cung dính vào các cơ quan và bắt đầu phát triển. Các cơn đau xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong tháng, giống các cơn đau trong kỳ kinh nguyệt. lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng tới khả năng mang thai của phụ nữ.

8. Bệnh viêm vùng chậu

Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan do quan hệ tình dục, chủ yếu ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, tử cung, buồng trứng, âm đạo và cổ tử cung. Bệnh có thể gây đau trên cả hai bên bụng dưới và thắt lưng

9. Rối loạn cơ sàn chậu

Đây là tình trạng co thắt xảy ra ở các cơ hỗ trợ bàng quang, tử cung, âm đạo và trực tràng. Tình trạng này có thể xuất hiện sau chấn thương như bị thương hoặc sinh con qua ngả âm đạo. Bạn sẽ bị co thắt đột ngột ở bụng dưới và cơn đau có thể rất trầm trọng hơn, lan dần đến vùng háng và lưng.

10. Viêm bàng quang kẽ

Bệnh ảnh hưởng đến bàng quang và còn được gọi là hội chứng bàng quang đau. Các cơn đau thường xảy ra ở vùng dạ dày dưới hoặc trong bộ phận sinh dục. Các triệu chứng bệnh như đi tiểu nhiều lần và đau khi quan hệ tình dục.

11. Hội chứng ruột kích thích

Rối loạn này có thể gây ra đau, trướng kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón, đau đột ngột ở bụng. Các triệu chứng có thể tồi tệ hơn trong kỳ kinh nguyệt.

12. Viêm ruột thừa

Cơn đau có thể xảy ra ở vùng rốn, ngày càng nặng hơn và lan tới phần dưới của dạ dày.

13. Ung thư buồng trứng

Loại ung thư này xảy ra ở buồng trứng, gây đau do táo bón hoặc đầy hơi. Bạn sẽ cảm thấy đau và áp lực ở vùng bụng dưới.

Theo Boldsky/SK&ĐS