Lãnh đạo Thành phố đã xác định rõ mục tiêu của xây dựng “Thành phố thông minh”, đó là nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng môi trường sống và chất lượng phục vụ người dân; đặc biệt là tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của người dân đối |
Trong nhiều năm qua, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực trong cải tiến liên tục chất lượng phục vụ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhiều giải pháp được nhiều cơ sở y tế vận dụng như cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị hiện đại và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, để cùng các Sở, Ban, Ngành của Thành phố xây dựng “Thành phố thông minh”, đòi hỏi ngành y tế Thành phố phải có những giải pháp đồng bộ mang tính định hướng để tất cả các cơ sở y tế xây dựng “Y tế thông minh”. Trước hết, xuất phát từ mục tiêu nâng cao chất lượng, lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh, cụ thể hoá “Y tế thông minh” phải là: (1) Người dân dễ dàng tiếp cận và trao đổi với các cơ sở khám chữa bệnh từ xa; dễ dàng chọn lựa chuyên khoa cần thiết, chọn bệnh viện, chọn giờ khám thuận lợi mà không phải đến bệnh viện ngồi chờ để đến lượt khám; không phải làm lại những xét nghiệm vừa mới được bệnh viện trước đó đã làm,… và có thể truy cập dễ dàng thông tin về tình hình sức khoẻ của mình. (2) Nhân viên y tế được cập nhật thông tin khoa học, dễ dàng tra cứu hồ sơ bệnh án trước đây của cùng một bệnh nhân trong hoạt động điều trị và nghiên cứu khoa học, dễ dàng trao đổi thông tin lâm sàng, cận lâm sàng trong cùng một bệnh viện và giữa các bệnh viện với nhau, hội chẩn từ xa thay vì phải chuyển viện, được đào tạo liên tục từ xa. (3) Các nhà quản lý bệnh viện giám sát được thời gian thực việc tuân thủ các qui trình kỹ thuật, tuân thủ phác đồ, tuân thủ quy chế kê đơn,…; triển khai “quản lý tinh gọn” nhằm chống lãng phí trong sử dụng thuốc, vật tư y tế tiêu hao; số hoá kho hồ sơ bệnh án; rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chánh cho cả nhân viên y tế và người bệnh; triển khai hệ thống nhắc người bệnh đến tái khám, đến tiêm chủng,…; xây dựng hệ thống khó mắc lỗi, xây dựng hệ thống cảnh báo nhằm hạn chế thấp nhất tai biến y khoa. (4) Các chuyên viên, lãnh đạo Sở Y tế tiếp cận được dữ liệu chính xác và kịp thời của ngành y tế để ra những những dự báo có cơ sở thực tiễn và chủ động có can thiệp hiệu quả như dự báo dịch bệnh và chủ động can thiệp, hệ thống điều phối hoạt động cấp cứu ngoại viện của mạng lưới cấp cứu 115 của thành phố, điều phối tình trạng quá tải tại các bệnh viện, kiểm tra giám sát hành nghề y tế tư nhân,… Hai là, phải xây dựng kho dữ liệu thống nhất về “ngôn ngữ số” của ngành y tế, tránh xảy ra không thể liên thông dữ liệu được giữa các cơ sở y tế với nhau sẽ rất lãng phí công sức và kinh phí đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của từng cơ sở y tế. Thống nhất “ngôn ngữ số” là yêu cầu mang tính quyết định cho mục tiêu cuối cùng là hồ sơ sức khoẻ điện tử, nếu không bệnh án điện tử chỉ là bệnh án điện tử của riêng một bệnh viện mà không thể liên thông dữ liệu được với các cơ sở y tế khác. Ba là, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin của từng cơ sở y tế, đây là một trở ngại lớn của không ít cơ sở y tế khi muốn đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Nhưng khó khăn này hiện nay đã có giải pháp và được Chính phủ và Bộ Y tế khuyến khích các cơ sở y tế thực hiện, đó là thuê hạ tầng công nghệ thông tin và cả thuê phần mềm ứng dụng. Bốn là, để phần mềm ứng dụng phát huy hiệu quả mong muốn, một nguyên tắc cần được tuân thủ ngay từ khi bắt đầu và trong suốt quá trình xây dựng phần mềm ứng dụng cho các cơ sở y tế đó là phải có sự phối hợp 3 nhà: chuyên gia công nghệ thông tin + nhà quản lý + người sử dụng. SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH |