Khi bà Hiệp, cán bộ dân số phường ở TP HCM đến vận động một cặp vợ chồng trẻ sinh thêm, họ hỏi “Con đẻ cô có nuôi giùm được không?”, bà chỉ biết cười.
Hơn nửa đời người ở TP HCM bà hiểu hơn ai hết gánh nặng cơm áo mà người dân thành phố này đang gồng gánh. “Con gái tui có con 7 tuổi rồi mà chẳng dám đẻ thêm vì tiền chẳng đủ nuôi thêm đứa nữa”, bà Trần Thị Hiệp, 57 tuổi, nói.
Con gái và con rể bà Hiệp thu nhập mỗi người chỉ hơn 5 triệu đồng một tháng, thấp hơn lương trung bình của người lao động năm 2022 (6,7 triệu đồng). Bà nói có thể phụ con một phần nếu sinh con thứ hai, nhưng nghĩ không thể sống cả đời cùng con cháu để lo toan, nên chấp nhận quyết định đó.
Theo Tổng cục thống kê, hiện nay tổng tỷ suất sinh (số trẻ sinh ra trên tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh nở) của TP HCM là 1,39 con mỗi phụ nữ, mức rất thấp so với mức sinh thay thế trên toàn quốc là 2,09 con. Tỷ lệ sinh của Việt Nam năm 2022 là 2.01 con, thấp nhất kể từ 2018.
Thạc sĩ Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP HCM cho rằng có nhiều yếu tố tác động đến mức sinh thấp như chất lượng môi trường sống, áp lực kinh tế, tâm lý và sức khỏe của các cặp vợ chồng, sự thay đổi về quan điểm kết hôn và sinh con trong thanh niên.
“Người dân TP HCM hiện nay, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ đang phải đối mặt rất lớn với áp lực kinh tế và gánh nặng việc nhà lẫn việc xã hội nên không sinh thêm con (sinh đủ hai con) là điều dễ hiểu”, ông Trung nói.
Không dám sinh thêm con
Khi bà Hiệp, cán bộ dân số phường ở TP HCM đến vận động một cặp vợ chồng trẻ sinh thêm, họ hỏi “Con đẻ cô có nuôi giùm được không?”, bà chỉ biết cười.
Hơn nửa đời người ở TP HCM bà hiểu hơn ai hết gánh nặng cơm áo mà người dân thành phố này đang gồng gánh. “Con gái tui có con 7 tuổi rồi mà chẳng dám đẻ thêm vì tiền chẳng đủ nuôi thêm đứa nữa”, bà Trần Thị Hiệp, 57 tuổi, nói.
Con gái và con rể bà Hiệp thu nhập mỗi người chỉ hơn 5 triệu đồng một tháng, thấp hơn lương trung bình của người lao động năm 2022 (6,7 triệu đồng). Bà nói có thể phụ con một phần nếu sinh con thứ hai, nhưng nghĩ không thể sống cả đời cùng con cháu để lo toan, nên chấp nhận quyết định đó.
Theo Tổng cục thống kê, hiện nay tổng tỷ suất sinh (số trẻ sinh ra trên tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh nở) của TP HCM là 1,39 con mỗi phụ nữ, mức rất thấp so với mức sinh thay thế trên toàn quốc là 2,09 con. Tỷ lệ sinh của Việt Nam năm 2022 là 2.01 con, thấp nhất kể từ 2018.
Thạc sĩ Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP HCM cho rằng có nhiều yếu tố tác động đến mức sinh thấp như chất lượng môi trường sống, áp lực kinh tế, tâm lý và sức khỏe của các cặp vợ chồng, sự thay đổi về quan điểm kết hôn và sinh con trong thanh niên.
“Người dân TP HCM hiện nay, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ đang phải đối mặt rất lớn với áp lực kinh tế và gánh nặng việc nhà lẫn việc xã hội nên không sinh thêm con (sinh đủ hai con) là điều dễ hiểu”, ông Trung nói.
Đồng quan điểm với ông Trung nhưng tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện tại TP HCM), nhấn mạnh rằng có hai nhóm đối tượng chính khiến mức sinh thấp là nhóm không muốn sinh thêm con và không dám sinh thêm con.
Nhóm không muốn sinh thêm thường là người có kinh tế nhưng lo ngại môi trường sống, chất lượng giáo dục thấp và mất cơ hội thăng tiến trong thời gian sinh con. Nhóm không dám sinh thêm đa phần do áp lực kinh tế.
“Để nuôi một đứa con trưởng thành, không chỉ chi phí sinh nở, mà kèm theo đó là chi phí giáo dục, y tế, sinh hoạt rất tốn kém, đặc biệt ở thành phố ngày càng đắt đỏ”, bà Thúy nói.
Báo cáo Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2022 của Tổng cục Thống kê cho biết 5 địa phương có mức giá cao nhất cả nước là Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM, Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu. Ba trong số 5 địa phương đó thuộc nhóm 21 tỉnh có mức sinh thấp của cả nước (TP HCM, Đà Nẵng và Bà Rịa- Vũng Tàu).
Thu nhập bình quân của TP.HCM năm 2021 là 6 triệu đồng một tháng, trong khi theo iPrice, một người có mức sống ổn định ở TP HCM cần tới 18,8 triệu đồng.
Cũng theo Tổng cục thống kê, chi phí cho một thành viên trong gia đình đi học năm 2020 khoảng 7 triệu đồng, tăng 7% so với năm 2018 và 57,7% so với năm 2012.
Dịch bệnh làm giảm đáng kể thu nhập của người dân. Khảo sát của VnExpress với trên hơn 23.000 lượt trả lời cho thấy, áp lực lạm phát với giá cả tăng vọt là một trong 10 biến động kinh tế khiến họ bị tác động lớn nhất.
Vợ chồng chị Thu Hoài, ở Đà Nẵng có con trai năm nay đã 5 tuổi, thuộc những người “muốn sinh thêm mà không dám”. “Trong mùa dịch, tôi ước giá mình có hai đứa con chơi cùng nhau để thằng bé đỡ lủi thủi”, người phụ nữ 30 tuổi, nói. Nhưng chị Hoài cũng thấy dịch bệnh chính là cú tát mạnh giúp mình thức tỉnh ý định đẻ đứa thứ hai.
“Thất nghiệp, ăn vào tiền tiết kiệm. May là có một đứa con, không biết hai đứa thì xoay sao được”, nữ công nhân nói. Chồng chị Thu Hoài cũng chỉ có thu nhập tương đương vợ (5-6 triệu đồng).
Chi phí sinh hoạt đắt đỏ, dè sẻn lắm họ mới để ra được một, hai triệu đồng mỗi tháng. Cứ tháng nào con ốm, hay đám hiếu, hỉ nhiều, khoản tiết kiệm ít ỏi đó lại cạn. Mùa dịch, nhân viên văn phòng như chồng nghỉ làm, chị Hoài “ba tại chỗ” cùng đồng nghiệp, được thêm vài ba triệu, gồng gánh cả nhà.
“Con ai chả muốn có, nhưng không nuôi được tử tế là có tội với con”, chị nói.
Cán bộ dân số ở TP HCM tuyên truyền về tiền sinh sản cho thanh niên phường 9, quận 3, năm 2023. Ảnh: Hiệp Trần
Hiện tại, hai vợ chồng đã đi làm lại, nhưng “đụng món gì tăng giá món đó”. Chỉ số giá tiêu dùng CPI ba tháng đầu năm 2023 phần nào cho thấy điều đó, khi đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Ở Thanh Hóa, chị Minh Nguyện từng đấu tranh quyết định sinh hay bỏ đứa con thứ ba do lỡ có bầu, hai năm trước. Sau khi tham khảo vài người, chị đặt lên bàn cân một bên là kinh tế gia đình, một bên là tương lai của ba đứa con nếu tiếp tục đẻ. Ngay lập tức, người mẹ có đáp án của riêng mình.
“Từ khi cưới, vợ chồng tôi đã muốn có ba đứa con, nhưng chắc chắn không phải lúc này”, người mẹ 33 tuổi nói. Hai năm dịch bệnh, chị Nguyện nhảy qua ba công ty. Chị đi tới đâu, dịch bệnh quét qua tới đó. Doanh nghiệp lao đao, người mới như chị bị thanh lọc đầu tiên. Chồng chị Nguyện cũng như chồng Hoài, thu nhập là con số không ngay khi Covid-19 xuất hiện.
“Tôi báo với mẹ chồng, bà nghe xong như già đi vài tuổi, nhưng tôn trọng quyết định của chúng tôi”, chị kể. Hơn ai hết, mẹ chồng là người đồng hành, hiểu hơn ai hết hành trình nuôi con gian nan của vợ chồng chị.
Bà Hiệp cán bộ dân số ở TP HCM kể, ở nơi bà sống nhiều người cũng vì lo kinh tế không cho phép nên trì hoãn sinh con. Đến lúc cảm thấy kinh tế ổn hơn, muốn sinh thêm lại không thể có bầu. “Chung quy lại cũng do tiền bạc mà ra”, bà kết luận.
Theo các chuyên gia, tình trạng mức sinh thấp sẽ gây bất lợi cho cơ cấu nhân khẩu học và sự phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Giảm sinh sẽ tạo áp lực ngày càng tăng đối với hệ thống an sinh xã hội dành cho người cao tuổi, suy giảm về nguồn nhân lực đặc biệt là lao động trẻ. Sau này một đứa trẻ sẽ phải đối diện vấn đề cùng lúc chăm sóc hai bố mẹ và bốn ông bà nội, ngoại. Dự báo sau năm 2035, cứ 4 người trong độ tuổi lao động phải gánh 3 người ngoài tuổi lao động.
Ảnh minh họa: health.com
Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP HCM Phạm Chánh Trung cho rằng để người dân an tâm sinh con, không lo ngại các yếu tố tác động, trước hết, các chính sách điều chỉnh mức sinh cần chú trọng giảm gánh nặng kinh tế cho các cặp vợ chồng nuôi con cho đến khi trẻ 18 tuổi, như hỗ trợ học phí, thời gian chăm sóc trẻ, hỗ trợ lương thưởng cho các cặp vợ chồng có con nhỏ.
Ngoài ra, cần chú ý quyền lợi của phụ nữ trong công việc cũng như thăng tiến trong xã hội, song song với đẩy mạnh bình đẳng giới, giảm bớt gánh nặng của phụ nữ với việc nhà.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy ủng hộ đề xuất này, khi cho rằng cần cho chính sách thưởng khi sinh thêm con (thứ 2 hoặc thứ 3, tùy địa phương) xem xét chế độ nghỉ thai sản, trợ cấp thai sản với cả nam giới.
Ngoài ra, nên linh động thời gian nghỉ thai sản ở mức 6 tháng với phụ nữ. “Có người thấy 6 tháng là ngắn, nhưng lại có người thấy quá dài, khiến họ gián đoạn nhịp lao động, khó khăn khi trở lại với công việc hoặc nhàm chán lại đứt thu nhập để nuôi con”, bà lưu ý.
Chuyên gia cho rằng mỗi cặp vợ chồng nên ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi và niềm vui khi sinh con. Nếu sinh ít, sau này, những người đầu tiên phải gánh hậu quả là chính họ, sau đó mới đến xã hội.
“Nếu kinh tế không quá eo hẹp, nên sinh đủ hai con và đừng nghĩ có tiền thì có hay không có con cũng không cần lo về già. Không có người trẻ, lấy đâu lao động đủ chất lượng và sức khỏe phục vụ trong viện dưỡng, cho hoạt động của người già”, bà nói và nhắc đến những ngôi làng không có trẻ con, những người già vẫn phải lao động vì thiếu nhân lực ở Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Thông tin chi tiết xem tại đây.