Làm sao để tránh “chưa giàu đã già”

0
102

Trong khi các nước có nền kinh tế phát triển mất nhiều thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ thì Việt Nam mới đang phát triển lại chuyển từ thời kỳ dân số vàng sang dân số già chỉ mất khoảng 30 năm. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam từ 65 tuổi sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039. Nhiều chuyên gia lo ngại chúng ta “chưa giàu đã già”, khi đó kéo theo rất nhiều hậu quả kinh tế – xã hội.

Do đó rất cần xây dựng các chiến lược, chính sách lấy trọng tâm là người cao tuổi, trong đó có chính sách phát huy kinh nghiệm, khả năng lao động cống hiến của lực lượng quan trọng này.

Sau 4 nhiệm kỳ, 20 năm đảm nhận trách nhiệm đại biểu dân cử, giờ đây trở thành cựu ĐBQH, với bề dày kinh nghiệm, tiến sỹ Bùi Sỹ Lợi tiếp tục phát huy với vai trò cố vấn xây dựng chính sách tại Bộ LĐTB&XH. Tuy nhiên không phải ai đến tuổi nghỉ hưu cũng nhận được sự quan tâm đãi ngộ, được tạo điều kiện tiếp tục cống hiến như ông.

Hiện cả nước hiện có gần 12.000 giáo sư, phó giáo sư; 72.800 giảng viên đại học, trong đó trên 16.500 tiến sĩ và 43.127 thạc sĩ; trong đó rất nhiều nhà khoa học, giảng viên là NCT. Đây chính là một nguồn lực trí thức chất lượng cao rất quan trọng cần được phát huy.

Năm 2026, Việt Nam sẽ chính thức bước vào thời kỳ dân số già, dự báo trong khoảng 15 năm nữa sẽ thiếu lực lượng lao động. Trong bối cảnh đó người cao tuổi sẽ là thành phần quan trọng để bổ sung thêm vào lực lượng lao động thiếu này.

Bộ luật lao động 2019 đã nâng độ tuổi nghỉ hưu theo lộ trình nhằm thu hút lực lượng lao động tuổi cao có năng lực, trí tuệ, kinh nghiệm tiếp tục đóng góp xây dựng đất nước. Tuy nhiên, để ứng phó với già hóa dân số, việc thiết kế cơ chế, chính sách để khai thác và phát huy người lao động sau nghỉ hưu cần được quan tâm hơn nữa, và phải xuất phát ngay từ thay đổi cách tiếp cận: NCT là cơ hội, là nguồn lực không phải gánh nặng.

Thực hiện : Như Thảo – Quang Ngọc – Văn Thắng

Thông tin chi tiết xem tại đây.