Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số

0
187

GiadinhNet – Trong hai ngày 25 – 26/9, tại Khách sạn Melia Hà Nội diễn ra Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số do Bộ Y tế và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số 1
Đoàn Chủ tịch điều hành Hội thảo.
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số 2

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

 
Mời bạn đọc ấn F5 để cập nhật diễn biến Hội thảo.
 
Trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, người cao tuổi (NCT) giữ vị trí hết sức quan trọng. Người cao tuổi vừa là tấm gương để các thế hệ trẻ noi theo, vừa là kho kinh nghiệm, kho tàng văn hóa nghệ thuật, giá trị truyền thống tốt đẹp. Phát huy vai trò NCT và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần NCT là nghĩa vụ của mỗi chúng ta và toàn xã hội.
 
Già hóa dân số là một trong những thách thức đáng kể nhất của thế kỷ 21. Các nghiên cứu quốc tế gần đây cho thấy nhóm dân số cao tuổi đang tăng lên nhanh hơn các nhóm dân số khác, chính vì vậy hiện tượng này không thể bỏ qua. Hiện nay, cứ khoảng 10 người thì có 1 người trên 60 tuổi.
 
Theo dự báo, con số này sẽ tăng lên là cứ 5 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên và số người từ 60 tuổi trở lên sẽ nhiều hơn số trẻ em trong độ tuổi từ 0- 14 vào năm 2050. Già hóa dân số diễn ra nhanh nhất ở các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả quốc gia có nhóm dân số trẻ đông đảo, trong đó có Việt Nam.
Với mong muốn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tiếp tục cung cấp thông tin bổ ích trong quá trình xây dựng chính sách, giải quyết các vấn đề đối với NCT, hôm nay (25/9) trong không khí tưng bừng, phấn khởi hướng tới kỷ niệm 22 năm Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10, Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số với chủ đề “Thích ứng với già hóa dân số nhanh”.
 
Về phía Việt Nam có ông Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế, ông Đàm Hữu Đắc – Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội.
 
Tới tham dự Hội thảo còn có các đại biểu các Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, lănh đạo Tổng cục DS – KHHGĐ và lănh đạo các vụ, đơn vị thuộc Bộ Y tế, Tổng cục DS – KHHGĐ; lănh đạo các viện và trung tâm nghiên cứu về Người cao tuổi tại Việt Nam và lănh đạo Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố đang triển khai Đề án Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng.
 
Về phần đại biểu quốc tế, có ông Arthur Erken – Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; bà Merav Eilon, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nhà nước Isarel tại Việt Nam; đại biểu đại diện Đại sứ quán các nước, các cơ quan Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Đặc biệt, tham dự Hội thảo hôm nay có chuyên gia các nước và chuyên gia quốc tế đến từ một số nước và vùng lănh thổ trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Isarel và Đài Loan.
 
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số 3
TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ
trao đổi cùng các đại biểu trước hội thảo.

 

  Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số 4
Từ trái sang: Ông Lương Thế Khanh – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục DS – KHHGĐ; ông Nguyễn Văn Tính – Phó Chánh Văn phòng Tổng cục, ông Phạm Năng An – Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô Dân số; bà Nguyễn Thị Ngọc Lan – Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng Dân số.

 

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số 5

Hội thảo với sự góp mặt của rất nhiều đại biểu đến từ các nước.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số 6

Ông Arthur Erken – Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) trò chuyện với Giáo sư Ariela Lowenstein – Hiệu trưởng trường Đại học Max Stern Yezreel Valley (Isarel).

 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế khẳng định, tăng tuổi thọ là một trong những thành tựu quan trọng của nhân loại, thế kỷ 21 với đặc trưng là sự già hóa dân số tại tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển.
 
Đối với Việt Nam, trong những năm qua do làm tốt công tác giảm sinh nên số lượng và tỷ lệ trẻ em ngày càng giảm. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội và việc chăm sóc sức khỏe tốt hơn nên tỷ lệ và số lượng người cao tuổi tăng lên. Tuổi thọ bình quân đầu người hay nói cách khác là kỳ vọng sống tính từ lúc sinh của Việt Nam vào năm 2010 đạt 73 tuổi. Đặc biệt là những người  ở độ tuổi rất cao tỷ lệ cũng ngày càng tăng. Kỳ vọng sống ở tuổi 60 tại Việt Nam là 21,5 tuổi. Tức là những người đă sống đến 60 tuổi rồi thì tuổi thọ trung bình sẽ là 81,5 tuổi, tương đương với các nước phát triển trên thế giới. Có thể nói đó là thành tựu đáng tự hào và phấn khởi của nhân dân Việt Nam trong những năm qua.
 
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số 7
TS Dương Quốc TrọngTổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ
phát biểu tại Hội thảo.
 
TS Dương Quốc Trọng  cho biết: Sau Tổng Điều tra dân số và nhà ở 2009, Tổng cục Thống kê đã dự báo: Vào năm 2017 Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số, tức là tỷ lệ người trên 65 tuổi đạt 7%. Nhưng chỉ sau 2 năm (2011), tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam trên 65 tuổi đã đạt 7%; tỷ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đã đạt 10%, có nghĩa là dự báo trước đó đă trở nên lạc hậu, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, hay nói cách khác dân số Việt Nam đang già với tỷ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt và sẽ vượt 7%. Đến khi tỷ lệ người cao tuổi trở lên đạt 14%, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn dân số già. 
 
Các nước trên thế giới phải trải qua nhiều thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ mới chuyển từ giai đoạn dân số 65 tuổi trở lên từ 7% lên 14% như Pháp (115 năm), Thụy Điển (85 năm), Hoa Kỳ (70 năm)… Tại Việt Nam, dự báo giai đoạn dân số già sẽ đến trong vòng 16-18 năm nữa. Như vậy, tỷ lệ và số lượng người cao tuổi Việt Nam sẽ là một trong những nước tăng nhanh nhất ở khu vực châu Á.
 
“Điều đó cũng mang lại cơ hội, thách thức mà chúng ta phải đón nhận trong tương lai. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã trao đổi với UNFPA nên có một cuộc hội thảo bàn về vấn đề này. Chúng ta tận dụng một cách có hiệu quả nhất một lực lượng, một vốn quý của đất nước, dân tộc, đó chính là người cao tuổi. Đó là lý do vì sao chúng ta tổ chức Hội thảo này. Tôi mong rằng qua Hội thảo, chúng ta sẽ tìm ra những bài học kinh nghiệm tốt cho Việt Nam trong tương lai” – TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh.
 
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Arthur Arken – Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết, ông rất vinh dự được tham dự hội thảo ngày hôm nay để chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế và hành động ứng phó với vấn đề già hóa dân số nhanh chóng ở Việt Nam.
 
“Thay mặt cho UNFPA tại Việt Nam, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Bộ Y tế đã hợp tác với Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã tổ chức hội thảo này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tổ chức HelpAge International đã hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình tổ chức sự kiện ngày hôm nay” – ông Arthur nói.
 
Theo ông Arthur Arken, sự kiện ngày hôm nay thực sự là cơ hội vô cùng to lớn đối với tất cả chúng ta – các cán bộ chính phủ, các nhà quản lý, những người xây dựng chương trình và các nhà nghiên cứu để thảo luận về các kết quả nghiên cứu gần đây về vấn đề già hóa dân số cũng như chia sẻ kinh nghiệm và các bài học quốc tế trong việc giải quyết các thách thức mà các quốc gia đang phải đối mặt. Ông cũng hy vọng các thông tin phong phú và các giải pháp chính sách được chia sẻ tại hội thảo sẽ giúp Việt Nam và các quốc gia tham dự hội thảo có được định hướng phù hợp trong việc xác định các vấn đề tồn tại và đưa ra các khuyến nghị trong tương lai giúp đảm bảo một xã hội cho tất cả mọi người, cả người trẻ tuổi và người lớn tuổi hơn đều có được cơ hội đóng góp vào sự phát triển và chia sẻ những lợi ích từ quá trình phát triển này.
 
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số 8

Ông Arthur ErkenTrưởng đại diệnQuỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) phát biểu tại Hội thảo.

 
Tại Hội thảo, ông Arthur cũng nêu lên 4 thông điệp cơ bản: Thứ nhất, Việt Nam rất cần có các chính sách và chiến lược thực tế và phù hợp. Các chính sách và chiến lược này nên được thiết kế và thực hiện dựa trên bằng chứng về mối tương quan giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế, văn hóa cũng như các dịch vụ xã hội và các nhu cầu về an sinh xã hội dành cho người cao tuổi, bao gồm chăm sóc y tế.
 

Trong hai ngày hội thảo, chúng ta sẽ được nghe các bài trình bày từ Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH, các chuyên gia trong nước về các can thiệp chính sách và chương trình cơ bản về già hóa ở Việt Nam. Chúng ta cũng sẽ lắng nghe các bài trình bày từ các chuyên gia quốc tế đến từ tổ chức HelpAge International, Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan và Isarel. Những quốc gia này cũng trải qua hình thái tương tự về già hóa dân số như Việt Nam. Các nhà nghiên cứu quốc tế sẽ chia sẻ với chúng ta những ví dụ và các chương trình can thiệp giúp giải quyết thành công vấn đề già hóa và các mối quan ngại của người cao tuổi. Thực sự, Việt Nam có thể học hỏi rất nhiều từ những thành công và thất bại của các quốc gia này trong việc nắm bắt cơ hội và giải quyết các thách thức trong quá trình chuyển đổi nhân khẩu học này.

Ông Arthur Arken

Thứ hai, chúng ta cần phải đảm bảo đưa vấn đề già hóa và nhu cầu của người cao tuổi vào tất cả các chính sách và chương trình phát triển quốc gia, bao gồm các chính sách về giới, các chương trình giảm thiểu tác hại và kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, chúng ta cần nhớ rằng người cao tuổi hiện nay là những người trẻ tuối trước đây, và người trẻ tuổi hiện nay sẽ là thế hệ người cao tuổi trong tương lai. Chính vì vậy, đầu tư cho y tế, giáo dục, sự tham gia và công việc ổn định cho thanh niên đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các nhu cầu của thế hệ người cao tuổi trong tương lai.

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, người cao tuổi cho thấy họ vẫn muốn được là những thành viên năng động và được tôn trọng của xã hội. Họ có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và tiếng nói của họ cần phải được lắng nghe. Họ cần được tiếp cận tới các dịch vụ xã hội và chăm sóc sức khỏe ở mức có thể chi trả được. Quyền của họ phải được bảo vệ để họ có thể hưởng cuộc sống được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử và cách ly khỏi xã hội.

Theo ông Arthur, UNFPA tại Việt Nam đánh giá rất cao vai trò lãnh đạo của Chính phủ và sự hỗ trợ của các cơ quan tài trợ. Chúng tôi cam kết tiếp tục công việc của mình, thông qua sự hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, các đối tác phát triển và các tổ chức xã hội nhằm thúc đẩy hơn nữa vai trò của người cao tuổi trong xã hội và đưa ra những gợi ý giúp Việt Nam chuẩn bị cho thời kỳ già hóa dân số. Chúng tôi hy vọng kết quả của cuộc hội thảo ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta biến các thách thức thành cơ hội, đưa ra được những quyết định sáng suốt giúp đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi và gợi ý các giải pháp tích cực có tính khả thi cho Việt Nam.

“Tôi xin phép được trích dẫn câu nói của ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon: “Ảnh hưởng về kinh tế và xã hội của hiện tượng già hóa dân số có ý nghĩa vô cùng sâu rộng, không chỉ tác động tới cá nhân người cao tuổi và gia đình họ mà còn tác động lan tỏa tới toàn xã hội và cộng đồng toàn cầu theo những cách thức chưa từng được biết đến”. Điều này tùy thuộc vào cách chúng ta lựa chọn để giải quyết các thách thức và tận dụng tối đa các cơ hội đem lại bởi dân số đang già hóa, là điểm mấu chốt ấn định rằng xã hội sẽ thu được hay không những “lợi tức" của sự trường thọ” – ông Arthur Arken nói.

Kết quả Điều tra biến động dân số năm 2012 cho thấy dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng và đã bước vào thời kỳ “già hóa dân số” với tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,2% trong tổng số dân số. Điều này là do tuổi thọ tăng lên trong khi tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết giảm. Thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ giai đoạn “già hóa” sang cơ cấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều (chưa đến 20 năm) so với các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn.
 
Theo số liệu của Điều tra người cao tuổi Việt Nam năm 2011, 39% người cao tuổi hiện vẫn đang làm việc, tỷ lệ người cao tuổi ở vùng nông thôn và phụ nữ cao tuổi tham gia vào lực lượng lao động cao hơn đáng kể so với người cao tuổi sinh sống tại các khu vực đô thị và nam giới cao tuổi. Tuy nhiên hầu hết người cao tuổi đang tự tạo công ăn việc làm trong nông nghiệp với thu nhập thấp và không ổn định. Khoảng 17 phần trăm người cao tuổi thuộc diện nghèo. Phụ nữ cao tuổi, phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số dễ rơi vào nghèo đói hơn so với nam giới cao tuổi, so với người cao tuổi sinh sống ở thành thị và những người cao tuổi là người Kinh, và tuổi càng cao thì họ càng dễ rơi vào cảnh nghèo đói.
 
Cần thiết phải có các chính sách và chương trình kịp thời và hiệu quả để có thể đáp ứng được vấn đề già hóa dân số và chuẩn bị cho dân số già trong tương lai. Nếu chúng ta có các giải pháp phù hợp về chăm sóc sức khỏe, thu nhập ổn định, mạng lưới an sinh xã hội và hỗ trợ về mặt pháp lý thì các thế hệ hiện nay và trong tương lai sẽ được hưởng từ "lợi tức của sự trường thọ”.
 
Trình bày về "Tổng quan về già hóa dân số của Việt Nam", ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, Việt Nam đã bước vào giai đoạn “già hóa dân số”.
 
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số 9

Ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ trình bày tại Hội thảo.

Theo Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ dân số 65 tuổi trở lên của nước ta là 6,4%. Đến năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên 6,8% (tăng 0,4% so với năm 2009) và đến năm 2011, tỷ lệ dân số 65 tuổi trở lên đã lên tới 7%. Như vậy theo quy ước của Liên Hợp Quốc nước ta đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011.

Dự báo của Tổng cục thống kê cho thấy, số người cao tuổi (NCT) nước ta sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới. Nếu 2012 cứ khoảng 11 người dân mới có 1 NCT thì ước tính vào năm 2029, cứ 6 người dân sẽ có 1 NCT; năm 2049 sẽ là 4 người dân có 1 NCT. Theo đó, thời gian quá độ từ “già hóa dân số” sang “dân số già” (thời gian để tỷ lệ người trên 65 tuổi tăng từ 7% lên 14%) của Việt Nam chỉ khoảng 18 – 20 năm, ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đi trước như: Pháp 115 năm; Thụy Điển 85 năm; Hoa Kỳ 70 năm; Nhật Bản 26 năm.  

Một đặc điểm đáng lưu ý ở Việt Nam là dân số cao tuổi tăng nhanh ở nhóm tuổi cao nhất. Số liệu từ các cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở giai đoạn 1989-2009 và điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2012 cho thấy: tỷ trọng dân số cao tuổi tăng 1,44 lần (10,2% năm 2012 so với 7,1% năm 1989), nhưng tỷ trọng nhóm dân số cao tuổi nhất (80 tuổi trở lên) trong tổng dân số tăng 2,7 lần (2,0% năm 2012 so với 0,7% năm 1989). Theo dự báo đến năm 2049, tỷ trọng nhóm dân số 80 tuổi trở lên trong tổng dân số vẫn tăng khoảng 2,4 lần so với năm 2009 (3,8% năm 2049 so với 1,6% năm 2009).
 

Đời sống vật chất của NCT Việt Nam còn nhiều khó khăn

Theo Điều tra gia đình Việt Nam 2006 – Bộ VH-TT-DL, có 39,3% NCT được hỏi cho biết nguồn sống chính của họ là do con cháu chu cấp; 30% từ lao động bản thân; 25,9% từ lương hưu hoặc trợ cấp; 1,6% từ các nguồn của cải được tích lũy từ trước; 3,2% từ các nguồn khác.

Có sự khác biệt đáng kể giữa NCT thành thị và nông thôn về nguồn sống từ lương hưu, trợ cấp hoặc tự lao động để kiếm sống: Lương hưu hoặc trợ cấp là nguồn sống chính của 35,6% NCT ở thành phố, trong khi đó chỉ có 21,9% NCT ở nông thôn được hưởng chế độ này. Ngược lại, tự lao động để kiếm sống là cách của 35,2% NCT ở nông thôn, trong khi chỉ có 17,5% NCT ở thành phố phải tự kiếm sống. Trên phạm vi cả nước, nhiều NCT vẫn tham gia lao động sản xuất. Năm 2009, có tới 39,2% NCT (3,01 triệu người) vẫn tham gia hoạt động kinh tế. Như vậy, cứ 10 NCT thì có 4 người hoạt động kinh tế. Đặc biệt còn tới 27,8% NCT đang hoạt động kinh tế ở độ tuổi 70 trở lên.

Cùng với xu hướng tăng nhanh ở nhóm dân số cao tuổi nhất, số lượng các cụ thọ từ 100 tuổi trở lên ở nước ta cũng tăng nhanh. Số liệu Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy, số người thọ trên 100 tuổi năm 2009 tăng hơn gấp đôi so với năm 1999 (từ trên 3.000 cụ tăng lên 7.200 cụ). Dù nước ta mới ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp nhưng tỷ lệ các cụ thọ trên 100 tuổi cao hơn rất nhiều so với Hàn Quốc là một nước đã có nền kinh tế phát triển.
 
Đặc điểm tiếp theo là phần lớn NCT Việt Nam sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp. Năm 2012, tỷ lệ NCT sống ở nông thôn là 68,2% (tương ứng là 6,15 triệu người) gấp 2,2 lần khu vực thành thị và chủ yếu là làm nông nghiệp. NCT ở nước ta phân bố không đều, tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng (28,9%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (23,5%) và Đồng bằng sông Cửu Long (18,6%). Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ NCT thấp nhất (3,7%).
 
Ông Nguyễn Văn Tân cũng cho hay, hiện dân số cao tuổi nước ta có sự chênh lệch lớn về cơ cấu giới tính. Ở nhóm tuổi càng cao sự chênh lệch giới tính càng lớn. Năm 2012, tính chung trong dân số cao tuổi (60+) cứ 1,4 cụ bà có 1 cụ ông nhưng ở nhóm tuổi 80+ cứ 1,8 cụ bà có 1 cụ ông và ở nhóm tuổi  85+ cứ 2,1 cụ bà có 1 cụ ông. Như vậy, chênh lệch giới tính của dân số cao tuổi của Việt Nam cũng theo quy luật chung: tỷ số giới tính của dân số càng ở các nhóm tuổi cao càng giảm, do tuổi thọ của nam giới thấp hơn nữ. Điều này dẫn đến hiện tượng “nữ hóa trong dân số cao tuổi”.

Ngày càng có nhiều NCT sống góa vợ/góa chồng, số lượng cụ bà góa chồng cao hơn nhiều lần số cụ ông góa vợ. Năm 1989, cả nước có khoảng 282,3 nghìn cụ ông góa vợ so với 1,414 triệu cụ bà góa chồng. Năm 2009, có 434,9 nghìn cụ ông góa vợ so với và 2,37 triệu cụ bà góa chồng (gấp 5,51 lần). Số cụ bà sống ly hôn, ly thân cũng cao hơn số cụ ông sống ly hôn, ly thân 2,2 lần (năm 2009 có khoảng 63 nghìn cụ bà và 28 nghìn cụ ông sống ly hôn, ly thân).

Như vậy có thể thấy mô hình gia đình ở Việt Nam đang thay đổi theo xu hướng mà ở đó NCT ngày càng sống độc lập với con cái; số phụ nữ cao tuổi sống ly hôn, ly thân hoặc góa chồng cao gấp nhiều lần so với nam giới cao tuổi. Việc phải sống một mình là điều rất bất lợi đối với NCT, bởi gia đình luôn là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất rất quan trọng đối với NCT.

Theo quy luật tự nhiên, khi tuổi càng cao sức khỏe càng suy giảm. Khi tỷ trọng NCT ngày càng tăng, đặc biệt là tốc độ tăng nhanh ở nhóm dân số cao tuổi nhất (≥80 tuổi) và số lượng các cụ thọ từ 100 tuổi trở lên, đă đặt ra nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho NCT ngày càng lớn. Những bệnh thường gặp nhất ở NCT là bệnh về xương khớp, huyết áp, các bệnh về mắt và bệnh suy giảm trí nhớ. T́nh trạng bệnh tật đă ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và sự hoà nhập cộng đồng của NCT. Đa số NCT nước ta chưa có thói quen khám bệnh định kỳ, vì vậy khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị rất khó khăn.

Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách về an sinh xă hội dành cho NCT như: chính sách về bảo hiểm xă hội, bảo hiểm y tế và trợ cấp xă hội,… Tuy vậy, hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta mới hỗ trợ nâng cao đời sống cho một bộ phận NCT. Hiện có khoảng 2,97 triệu người (39% NCT) được hưởng lương hưu, bảo hiểm xă hội, chính sách đối với người có công và trợ cấp xă hội (1,4 triệu người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội; 680 nghìn người hưởng chính sách đối với người có công; gần 890 nghìn người thuộc diện chính sách trợ cấp xă hội). Như vậy còn tới 61% dân số cao tuổi sống dựa hoàn toàn vào kinh tế của chính.

Thay mặt Tổng cục DS-KHHGĐ, ông Nguyễn Văn Tân khuyến nghị: Cần khuyến khích các tổ chức chính trị, xã hội… lồng ghép tuyên truyền vận động về chăm sóc và phát huy NCT trong nội dung sinh hoạt của tổ chức ḿình; hỗ trợ nguồn lực và tích cực tham gia cùng Hội NCT đẩy mạnh triển khai thực hiện các mô hình, phong trào. Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc và phát huy NCT ở địa phương và cơ sở giữa Ủy ban Quốc gia về NCT, Hội NCT Việt Nam với các đoàn thể, tổ chức có hội viên là NCT như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… Trong đó Ủy ban Quốc gia về NCT và Hội NCT giữ vai trò nòng cốt.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục và vận động thay đổi hành vi phù hợp với xu hướng già hóa dân số. Tăng cường truyền thông vận động nâng cao nhận thức của lănh đạo Đảng, Chính quyền, Đoàn thể các cấp; các nhà hoạch định chính sách; các chức sắc tôn giáo; những người có uy tín trong cộng đồng… về thách thức của quá tŕnh “già hóa dân số” đối với việc chăm sóc, phát huy NCT nói riêng, sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội của đất nước nói chung nhằm xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách thích ứng với xă hội “dân số già hóa” và “dân số già”. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức và gia đ́nh về trách nhiệm kính trọng, giúp đỡ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT; nghĩa vụ, trách nhiệm phụng dưỡng NCT của gia đình có NCT; trách nhiệm thực hiện tốt và tích cực tham gia giám sát việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NCT; ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc chủ động tự lo cho tuổi già khi còn trẻ.

Tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội cùng với tăng trưởng, phát triển kinh tế, tăng cường dịch vụ y tế và mở rộng các dịch vụ chăm sóc NCT. Trong đó chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của mạng lưới lão khoa (bao gồm viện lão khoa quốc gia và các khoa lão khoa  tại các bệnh viện) trên phạm vi toàn quốc. Nâng cao năng lực thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho NCT ở tuyến cơ sở. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng; từng bước nâng cao và mở rộng dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà. Đẩy mạnh thực hiện các quy định của Chính phủ và các Bộ, Ngành về việc tạo ra môi trường sống thân thiện cho NCT như: xây dựng nhà cao tầng phải có thang máy hoặc đường đi cho xe lăn của người tàn tật, già yếu… Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy NCT. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng NCT do tư nhân quản lực (giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chăm sóc NCT…).

 

Ở nước ta, sớm nhận thức được tầm quan trọng của NCT và vấn đề “già hóa dân số”, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến NCT. Chỉ thị số 59-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 27 tháng 9 năm 1995 chỉ rơ: “NCT có công sinh thành, nuôi dạy con cháu, giữ ǵn và phát triển giống ṇi, giáo dục các thế hệ thanh niên Việt Nam về nhân cách, phẩm chất và ḷng yêu nước…
 
Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của NCT là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội… Chăm sóc và phát huy tốt NCT là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và đạo đức của người Việt Nam”. Năm 2009, Quốc hội khóa XII đă thông qua Luật NCT quy định về quyền và nghĩa vụ của NCT; trách nhiệm của gia đ́nh, Nhà nước và xă hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy NCT. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 121/1998/QĐ-TTg về thành lập Uỷ ban năm quốc tế NCT; ngày 21/11/2005 Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương tŕnh hành động quốc gia về NCT, các bộ, ban ngành cũng đã ban hành các văn bản chính sách đối với NCT.

Bà Trần Thị Vân, Trợ lý Trưởng Đại diện UNFPA trình bày về vấn đề “Già hóa ở thế kỷ 21: Xu hướng và thách thức”. Bà Vân nhấn mạnh, già hóa dân số là thành tựu của quá trình phát triển, nâng cao tuổi thọ là thành tựu vĩ đại của nhân loại.

So với năm 1950, bức tranh già hóa của thế giới đã có sự thay đổi nhanh chóng. Tính đến năm 2012, số NCT đã lên tới con số 810 triệu người, tăng gấp 4 lần. Dự báo đến năm 2050 số NCT sẽ tăng lên khoảng 2 tỷ người.
 
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số 10
Bà Trần Thị Vân, Trợ lý Trưởng Đại diện UNFPA trình bày
tại Hội thảo.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương với dân số chiếm ¾ thế giới có tỉ lệ già hóa cao (chiếm 60% thế giới). Châu Á là khu vực có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, theo dự báo Thái Lan và Việt Nam sẽ là những nước có dân số già nhất khu vực Đông Nam Á vào năm 2050.

Theo bà Vân, NCT có nhiều đóng góp quan trọng trong đời sống của mỗi gia đình, mỗi cồng đồng và mỗi quốc gia, trên nhiều phương diện như văn hóa xã hội, kinh tế, chính trị (ví dụ như bầu cử, NCT là những cử tri chiếm số lượng không nhỏ). Trong hoạt động cộng đồng ở thôn xóm, khối phố, cũng có tới 50% NCT tham gia. Đặc biệt, trước quá trình di cư diễn ra nhanh chóng, tại nhiều vùng quê, khi thanh niên đến các vùng miền khác để tìm kiếm cơ hội việc làm thì lúc này, người lao động chính ở nhà là những NCT.

Nói về thách thức đối với NCT, bà Vân nêu ra nhiều vấn đề, trong đó có  thu nhập của NCT còn thấp, sức khỏe kém…Theo bà Vân, chúng ta phải có giải pháp kịp thời cho thu nhập, sức khỏe, xây dựng các mạng lưới xã hội bảo vệ NCT, giúp họ tham gia tích cực vào công cuộc phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra cần tạo môi trường thân thiện với NCT; Hỗ trợ, chăm sóc NCT tại nhà và bảo vệ NCT trong các tình huống khẩn cấp; Đảm bảo các quyền của NCT (tránh bị lạm dụng, bạo hành và phân biệt đối xử…); Cải thiện hệ thống y tế trong việc chăm sóc NCT.

Bà Vân cho rằng, già hóa dân số mang đến những thách thức nhưng không phải là gánh nặng, vì vậy khi xây dựng chính sách cần lưu ý đảm bảo sự tham gia của NCT; lồng ghép già hóa và NCT trong lập kế hoạch và ra quyết định.

Hội thảo tiếp tục nghe báo cáo về thực trạng già hóa dân số và các chính sách cho vấn đề này của Trung Quốc và Thái Lan.

Qua bài trình bày bài mang tựa đề “Đáp ứng chính sách của Trung Quốc về vấn đề già hóa”, Giáo sư Du Peng – Viện Lão Khoa, Trường Đại học Renmin Trung Quốc cho biết, trong thập kỷ vừa qua, già hóa dân số ở Trung Quốc đã và đang là mối quan tâm lớn của xã hội, chính phủ vì mức sinh hiện ở mức thấp, tuổi thọ trung bình của dân số tăng. Vào cuối năm 2012, Trung Quốc có 194 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm 14,3% tổng dân số. Số người từ 65 tuổi trở lên có 113 triệu người (chiếm 9,3% dân số), trên 200 triệu người được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn khởi đầu của quá trình già hóa dân số nhanh chóng. Dự báo về dân số cho biết số NCT ở Trung Quốc sẽ đạt 480 triệu người vào năm 2050.

 

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số 11

Chính phủ Trung Quốc đã và đang tích cực đưa ra những hành động cụ thể nhằm đáp ứng những thách thức về già hóa như thay đổi chính sách Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và các chính sách dân số khác; thành lập hệ thống dịch vụ xã hội cho NCT nhằm cải thiện công tác chăm sóc. Theo đó, việc chuyển đổi chính sách KHHGĐ được đề xuất: Mỗi cặp vợ chồng hiện nay có 1 con sẽ có 2 con. Với tổng tỷ suất sinh hiện nay là 1,6 con, Trung Quốc đặt ra mục tiêu duy trì  tổng tỷ suất sinh là 1,8 con/1 phụ nữ; tránh tình trạng mức sinh quá cao hay quá thấp.  

Giáo sư Du Peng cho biết, năm 2012, Trung Quốc đã sửa đổi Luật Bảo vệ Quyền và lợi ích của NCT. Bộ Luật này ra đời từ năm 1997, sau 15 thi thành, Luật được sửa đổi để đáp ứng với nhu cầu thực tế, trong đó đề cập tới sự chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ NCT giữa các thành viên trong gia đình và Chính phủ; điều chỉnh các dịch vụ chăm sóc tại cộng đồng; khuyến khích sự tham gia của NCT trong công tác xã hội và củng cố môi trường thân thiện với NCT.  

Một hệ thống dịch vụ cho NCT đã được thiết lập. Lần đầu tiên ở Trung Quốc, cuối năm 2011, chính quyền Trung ương đã chính thức phê duyệt Kế hoạch Hành động quốc gia về việc thành lập hệ thống dịch vụ xã hội cho NCT. Nội dung chính gồm có xây dựng các dịch vụ cộng đồng hỗ trợ NCT và các thành viên trong gia đình;  xây dựng chiến lược cho công tác chăm sóc, tổ chức và cải thiện chất lượng chăm sóc cho NCT. Mục tiêu được đề ra là đến cuối năm 2015, Trung Quốc sẽ trang bị trên 6 triệu giường ở cơ sở chăm sóc (hiện nay là 4 triệu giường) cho NCT. Điều này sẽ giúp cho 3% NCT nhận được dịch vụ chăm sóc tại nhà dưỡng lão. 

Bài trình bày tiếp theo là của Giáo sư Suthichai Jitapunkun – thuộc trường Đại học Tổng hợp Chulalongkorn, Thái Lan về “Xây dựng chính sách hướng tới dân số già của Thái Lan”. 

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số 12

Giáo sư Suthichai cho biết, hiện nay, Thái Lan đang bước vào giai đoạn dân số già hóa. Tỷ lệ NCT ở độ tuổi 60 trở lên hiện đã lên đến hơn 10% và Thái Lan sẽ trở thành một xã hội có dân số già trong khoảng 15 năm nữa. Trong 20 năm tới, số NCT sẽ tăng từ 7 triệu (11% của tổng dân số, năm 2010) lên tới 17,8 triệu (25,1% của tổng dân số, năm 2030), tức là gia tăng tới 154%. Tỷ lệ phụ nữ cao tuổi của Thái Lan cũng lớn hơn khi tuổi thọ càng cao (năm 2050, hơn 2/3 số NCT của đất nước này sẽ là phụ nữ).  

Hành động mang tính quốc gia chính thức đầu tiên của Thái Lan về các vấn đề liên quan đến NCT được bắt đầu vào năm 1953, với việc thiết lập nhà dưỡng lão đầu tiên ở Thủ đô Bangkok. Tại thời điểm đó, số người từ 60 tuổi trở lên chiếm chưa đến 4% tổng dân số. Có thể thấy, đây là một động thái với tầm nhìn rộng về vấn đề già hóa.

Ở Thái Lan, tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 60 tuổi đối với các cán bộ chính phủ còn tuổi nghỉ hưu ở khu vực tư nhân thì dao động trong khoảng 55-65 tuổi. Tuy nhiên, lực lượng lao động NCT hoặc là vẫn đang làm việc để kiếm tiền hoặc là đang làm việc tại các công ty gia đình mà không có lương, đã gia tăng ở cả hai giới (gần 50% ở nam giới cao tuổi và và 28% ở phụ nữ cao tuổi). 90% số NCT tham gia vào khối lao động không chính thức, trong đó 70% trong lĩnh vực nông nghiệp.

20 năm vừa qua, Thái Lan đã triển khai nhiều chương trình tiết kiệm, an sinh xã hội và thu nhập được thiết kế dành cho NCT hiện tại và tương lai. Về chăm sóc y tế và xã hội của Thái Lan với NCT, Giáo sư Suthichai cho hay, Thái Lan có một chương trình chăm sóc y tế miễn phí dành cho NCT nghèo được đưa ra vào năm 1989 và được mở rộng để chi trả cho tất cả NCT vào năm 1992. Để khuyến khích những người chăm sóc NCT, Thái Lan đã giảm thuế lên tới 30.000 baht đối với người chăm sóc cha (mẹ) mình/cha (mẹ) vợ/chồng. Người con mua bảo hiểm y tế tư nhân cho cha mẹ mình hoặc cha mẹ vợ/chồng cũng được hưởng giảm thuế lên tới 30.000 baht/cha(mẹ) /1năm.  

Sau các báo cáo của Tổng cục DS-KHHGĐ, UNFPA, Hội thảo có buổi họp báo riêng, song song với các hoạt động tại hội trường.
 
Nội dung của buổi họp báo và nội dung của hội thảo chiều ngày 25 – 26/9 sẽ tiếp tục được phản ánh trên Giadinh.net.vn.
 
 
NHÓM PV (thực hiện)
ẢNH: CHÍ CƯỜNG