Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10): Điều người cao tuổi đang nói

0
164

GiadinhNet – Tương lai chúng ta mong muốn – Điều người cao tuổi đang nói! Đó chính là chủ đề mà Liên hợp quốc đã lựa chọn cho Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10) năm nay.

 

Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10): Điều người cao tuổi đang nói 1
Người cao tuổi hôm nay chính là người trẻ hôm qua và người trẻ hôm nay chính là người cao tuổi trong tương lai. Đây là dịp để chúng ta trao đổi sâu rộng hơn về các cơ hội cũng như thách thức của vấn đề tuổi thọ con người đối với sự phát triển và những quyết tâm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của LHQ cũng như tham vấn toàn cầu cho chương trình nghị sự phát triển của LHQ sau MDGs 2015.
 
Già hoá dân số-Biến đổi lớn nhất thời đại
 
Trên thế giới hiện nay, cứ 1 giây có 2 người vừa bước vào tuổi 60 tròn tức là trung bình mỗi năm có gần 58 triệu người tròn 60 tuổi. Trung bình cứ 9 người trên trái đất có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Dự tính đến năm 2050, cứ 5 người sẽ có một người 60 tuổi trở lên. Điều đó đã làm cho quá trình già hoá dân số diễn ra một cách nhanh chóng nhất là ở các nước đang phát triển. Hiện nay, trên thế giới có 7 trong số 15 nước có hơn 10 triệu người già là các nước đang phát triển.
 

Ngày 14/12/ 1990, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 1 tháng 10 hàng năm làm Ngày Quốc tế Người cao tuổi.

Ngày Quốc tế Người cao tuổi được tổ chức để nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến người cao tuổi, chẳng hạn như quá trình lão hóa và việc lạm dụng người cao tuổi. Đây là ngày để tôn vinh những đóng góp mà người cao tuổi đã làm cho xã hội và ngày này cũng trở thành tâm điểm Chương trình về người cao tuổi của Liên Hợp Quốc và các tổ chức bảo vệ người cao tuổi.
Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2012, con số này đã tăng lên đến gần 810 triệu người. Dự báo con số này sẽ đạt 1 tỷ người trong vòng 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng lên 2 tỷ người.

LHQ cũng nhắc lại những thông điệp mà Tổng thư ký Ban-Ki moon đã đưa ra nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Người Cao tuổi 2012. “Tuổi thọ tăng và tốc độ già hoá dân số đang diễn ra nhanh chóng trên khắp thế giới là một trong những biến đổi lớn nhất của xã hội, đời sống kinh tế và chính trị trong thời đại chúng ta hiện nay. Những biến đổi nhân khẩu học này sẽ tác động đến tất cả các cộng đồng, gia đình và mỗi cá nhân. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy tính lại cách mỗi cá nhân sống, làm việc, lập kế hoạch, học tập trong suốt cuộc đời của mình và chúng ta phải kiến tạo lại cách thức quản lý xã hội của chính chúng ta”.

Báo cáo của Quỹ Dân số LHQ đã khẳng định “Già hoá dân số là một thành tựu của quá trình phát triển. Nâng cao tuổi thọ là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài người”. Con người sống thọ hơn nhờ các điều kiện tốt hơn về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, tiến bộ y học, chăm sóc y tế, giáo dục và đời sống kinh tế. Hiện nay, trên thế giới có tới 33 quốc gia đạt được tuổi thọ trung bình trên 80 tuổi; trong khi đó 5 năm trước đây, chỉ có 19 quốc gia đạt con số này. Vào thời điểm hiện tại, Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới có trên 30% dân số ở nhóm tuổi trên 65 và là quốc gia “siêu già” nhưng đến năm 2050, dự báo sẽ có tới 64 nước “siêu già” trên thế giới.
 
Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10): Điều người cao tuổi đang nói 2

Người cao tuổi – nguồn lực mới cho sự phát triển

Cân bằng giữa già hóa dân số với tăng trưởng

Tuy nhiên, trên toàn thế giới hiện nay, chỉ có 1/3 các quốc gia, chiếm 28% tổng dân số thế giới có hệ thống bảo trợ xã hội toàn diện bao phủ tất cả các khía cạnh của an sinh xã hội. Chi phí cho quỹ hưu trí toàn dân cho người 60 tuổi trở lên ở các nước đang phát triển chỉ chiếm từ 0,7% đến 2,6% tổng thu nhập quốc dân. Quy mô gia đình ngày càng giảm và các mạng lưới hỗ trợ liên thế hệ sẽ tiếp tục có những bước thay đổi đáng kể, nhất là trong những năm tới đây. Một số lượng lớn các hộ gia đình “khuyết thế hệ” bao gồm trẻ em và người cao tuổi, đặc biệt là ở các vùng nông thôn do kết quả của di cư từ nông thôn ra thành thị của nhóm “thế hệ giữa”.
 

Quy mô gia đình ngày càng giảm và các mạng lưới hỗ trợ liên thế hệ sẽ tiếp tục có những bước thay đổi đáng kể, nhất là trong những năm tới đây. Một số lượng lớn các hộ gia đình “khuyết thế hệ” bao gồm trẻ em và người cao tuổi, đặc biệt là ở các vùng nông thôn do kết quả của di cư từ nông thôn ra thành thị của nhóm “thế hệ giữa”.

“Vì chúng ta bắt đầu định hướng chương trình phát triển Liên Hợp Quốc sau thời điểm năm 2015, chúng ta phải hình dung được một mô hình mới để có thể cân bằng giữa già hóa dân số với tăng trưởng kinh tế và xã hội cũng như bảo vệ quyền của người cao tuổi. Tất cả chúng ta – mỗi cá nhân và tập thể – có trách nhiệm đưa nhóm dân số cao tuổi vào xã hội bằng việc xây dựng hệ thống giao thông và cộng đồng thân thiện với người cao tuổi, đảm bảo chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội phù hợp với người cao tuổi”, ông Ban Ki-moon nói.

Nhân dịp này, website: www.worldwewant2015.org đã được thiết lập nhằm tạo ra không gian online lắng nghe tiếng nói của mọi tầng lớp nhân dân trên khắp các châu lục để bàn thảo các vấn đề toàn cầu hiện nay như chăm sóc phát huy vai trò người cao tuổi, bình đẳng giới, xoá đói giảm nghèo, y tế, an ninh lương thực, dân số, biến đổi khí hậu…

Lương Quang Đảng