(ANTV) – Lựa chọn giới tính trước khi sinh là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh. Do vậy, hiện nay, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Thực tế đã cho thấy, những cảnh báo về hệ lụy của sự mất cân bằng giới tính khi sinh và sự quyết liệt thực hiện các chính sách nhằm xóa bỏ sự can thiệp có chủ đích trong lựa chọn giới tính khi mang thai ở Việt Nam trong thời gian qua vẫn chưa đem lại hiệu quả và tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh theo đó chưa được khắc phục, thậm chí càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, năm 2022, tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta là 112,1 trẻ trai trên 100 trẻ gái, tương đương 2 năm trước đó.
Hiện 6 vùng kinh tế-xã hội trong cả nước, đặc biệt tại Đồng bằng sông Hồng và vùng miền núi trung du phía bắc tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh khá nghiêm trọng. Cả nước có 21 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi cao hơn mức trung bình cả nước. Một số địa phương có tỷ số này cao như Sơn La (117), Nghệ An (116,6), Hà Nội (112)…
Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu đàn ông vào năm 2034 và sẽ tăng lên 2,5 triệu vào 25 năm sau đó.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, dưới 109. Tuy nhiên, Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nhận định mục tiêu này rất khó khăn, khi từ nay đến đó, mỗi năm phải giảm 0,4 điểm phần trăm, trong khi 8 năm trước, với nhiều nguồn lực và tác động… nhưng mỗi năm chỉ giảm 0,1 điểm phần trăm.
Đồng tình với nhận định này, Bác sỹ Mai Xuân Phương –Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ truyền thông và Giáo dục, Tổng cục Dân số cũng đưa ra những phân tích, nhận định về hệ lụy, giải pháp và những kiến nghị về cơ chế, chính sách nhằm góp phần giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở VN:
Thông tin chi tiết xem tại đây.