Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

0
206

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên, khám thai định kỳ… là 1 trong những nguyên tắc giúp bạn có một thai kì khỏe mạnh.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Rối loạn tiểu đường thai kì. Nguồn ảnh: Internet

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường huyết bị rối loạn trong thời gian mang thai. Đường huyết bị rối loạn cộng với khả năng tiết insulin của tuyến tụy bị hạn chế sẽ ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng. Những mẹ bầu thừa cân, có tiền sử bị tiểu đường, đã từng sinh con thừa cân hay mang thai trên 35 tuổi… thường có khả năng bị tiểu đường thai kỳ cao hơn.

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Bình thường tuyến tụy trong cơ thể sản xuất ra insulin có nhiệm vụ đưa đường ở trong máu vào các tế bào trong cơ thể để sinh năng lượng.

Khi mang thai cơ thể thai phụ phải tạo ra nhiều hormon và trải qua nhiều quá trình thay đổi trong cơ thể, khiến cơ thể dễ gặp phải tình trạng rối loạn hormon và đề kháng insulin. Insulin giảm hoạt động làm lượng đường trong cơ thể tăng lên và đó chính là nguyên nhân tiểu đường thai kỳ.

Tất cả các phụ nữ mang thai đều có một lượng nhỏ insulin bị kháng ở giai đoạn cuối thai kỳ và hầu hết thai phụ đều có thể sản xuất đủ insulin để vượt qua giai đoạn này. Nhưng ở một số phụ nữ tình trạng kháng insulin này xảy ra trước lúc mang thai và dễ dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Trong quá trình mang thai, tiểu đường thai kỳ chỉ được phát hiện khi đi thai phụ đi khám và làm xét nghiệm. Tuy nhiên có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau để nhận biết sớm:
Thường xuyên khát nước, thức giấc nửa đêm, vùng kín bị nhiễm nấm, vết thương khó lành, mệt mỏi, sụt cân, người uể oải…

Cách phòng tránh và điều trị tiểu đường thai kỳ

Vì những biến chứng nguy hiểm như trên, nên khi mang thai, các mẹ bầu cần biết cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ. Để phòng tránh cũng như điều trị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể áp dụng một số nguyên tắc sau:

Ăn uống hợp lý, khoa học

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho mẹ bầu. Nguồn ảnh: Internet

Mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo, ngọt và calo. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc… Không nên ăn quá nhiều mà cần kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày.

Vận động thường xuyên, phù hợp

Vận động giúp cơ thể tiêu hao năng lượng, nhờ vậy lượng đường sẽ di chuyển đến các tế bào khác thay vì ở lại trong máu. Tuy nhiên không nên tập luyện quá sức ảnh hưởng đến thai nhi. Mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đi bộ, đạp xe hay bơi lội sẽ giúp ngăn ngừa tiểu đường và khắc phục chứng đau lưng, chuột rút thường gặp.

Duy trì cân nặng ở mức ổn định

Tăng cân quá nhiều vừa khiến cơ thể nặng nề, vừa có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ do hiện tượng kháng insulin. Vì vậy mẹ bầu nên duy trì cân nặng ở mức ổn định trong suốt thai kỳ.

Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ không chỉ kiểm tra sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, mà còn kịp thời phát hiện sớm nếu bị tiểu đường. Từ đó có biện pháp chữa trị kịp thời, phù hợp.

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Thông tin chi tiết xem tại đây.