Bộ trưởng Bộ Y tế: Tiếp tục tổ chức tiêm vaccine COVID-19

0
53

GiadinhNet – Theo Bộ Y tế, đến thời điểm này, tại Việt Nam không có bất cứ trường hợp nào bị đông máu sau tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca. Các cơ sở y tế sẽ tiếp tục tổ chức tiêm vaccine COVID-19 an toàn.

Họ là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Trong đó, 4.078 trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm. Một số ít người phản ứng phản vệ độ 2, 3, đã được xử lý và đều ổn định sức khoẻ.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Tiếp tục tổ chức tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

“Bộ Y tế đã chỉ đạo tất cả các cơ sở y tế tiến hành tiêm vaccine COVID-19 phải vừa tiêm, vừa theo dõi đánh giá một cách cẩn trọng và an toàn. Trên báo cáo, có 16 trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm vaccine, tuy nhiên, Hội đồng Tiêm chủng đã đánh giá lại và xác định chỉ có 5 trường hợp phản vệ độ 2 và 1 trường hợp phản vệ độ 3. Trường hợp độ 3 này là do công tác cấp cứu không thực hiện theo phác đồ của Bộ Y tế. Chúng tôi đã cử các chuyên gia tới chấn chỉnh cơ sở tiêm này để thực hiện tốt trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Cũng theo người đứng đầu ngành Y tế, trước thông tin về các trường hợp bị đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca, Bộ Y tế đã liên tục đánh giá, theo dõi: “Đến thời điểm này, tại Việt Nam không có bất cứ trường hợp nào bị đông máu sau tiêm. Bộ Y tế vẫn yêu cầu tất cả các cơ sở y tế tiếp tục tập huấn cho các cán bộ y tế, đồng thời tổ chức các điểm tiêm, cơ sở tiêm phù hợp, an toàn. Tới đây, các cơ sở y tế tiếp tục tổ chức tiêm vaccine COVID-19”.

Bộ trưởng khẳng định, thời gian tới, việc kiểm soát dịch COVID-19 phụ thuộc nhiều vào việc phát triển vaccine. Tuy nhiên, nguồn cung ứng vaccine nhập khẩu còn hạn chế và dự kiến đến năm 2022, vaccine do Việt Nam sản xuất mới được đưa vào sử dụng.

Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch đơn giản, kinh tế và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay theo thông điệp 5K.

“Năm 2021, tiêm chủng vaccine đang được triển khai khẩn trương nhưng cuộc chiến chống đại dịch chưa có điểm kết thúc, nhiều chủng mới nguy hiểm hơn của virus đã xuất hiện, nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn thường trực”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nói.

Tại Việt Nam, cả nước hiện ghi nhận tích lũy 2.560 ca mắc, trong đó 1.564 trường hợp lây nhiễm trong nước (61,1%). Với mục tiêu lớn nhất, xuyên suốt là “bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân, đưa cuộc sống trở lại bình thường” và tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế, Bộ Y tế đề xuất Thủ tướng chỉ đạo các cấp, các ngành và các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Ban Chỉ đạo Quốc gia và các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh.

Theo Bộ Y tế, các cấp, ngành cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không lơ là, chủ quan, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời tiếp tục chỉ đạo phát triển các hoạt động kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.

Quan điểm của chúng ta là luôn đi trước một bước tiếp, tiếp tục kiên định 5 nguyên tắc phòng chống dịch đề ra từ đầu và xuyên suốt các giai đoạn là “Ngăn chặn – Phát hiện – Cách ly – Khoanh vùng và Dập dịch” theo phương châm 4 tại chỗ; chú trọng vai trò của chính quyền địa phương và phát huy bài học huy động sức dân hoạt động hiệu quả của các tổ COVID-19 dựa vào cộng đồng.

Võ ThuBộ trưởng Bộ Y tế: Tiếp tục tổ chức tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 5.