Đi bộ tập thể dục đúng cách về già không lo bệnh tật, nhưng 5 nhóm người này lại được khuyến cáo không nên!

0
1024

GĐXH – Đi bộ được nhiều người thực hiện bởi đó là môn thể thao hữu ích cho sức khỏe mà lại đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng biết đi bộ cho đúng cách.

Tập thể dục đều đặn bằng cách đi bộ sẽ làm giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh ở các cơ quan trong cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, đi bộ tốt cho tim mạch, làm giảm áp lực máu, giảm đột quỵ, tăng khả năng lưu thông máu. Ngoài ra, đi bộ cải thiện chức năng của não, ngăn chặn chứng tâm thần phân liệt, không những làm giảm yếu tố stress mà còn giúp tăng tiết serotonin và dopamin là những chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm cho tinh thần phấn chấn, lạc quan, chống được trầm cảm.

Đối với người bệnh tiểu đường, đi bộ cải thiện khả năng hoạt động của cơ và sử dụng được glucose ở trong tế bào của cơ, điều này giúp kiểm soát được mức độ đường máu. Đi bộ làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng.

Đi bộ còn là hoạt động thể chất giúp cho hệ miễn dịch tốt hơn và tăng sức đề kháng, giúp ngăn chặn nhiều bệnh tật kể cả các bệnh kinh niên. Đi bộ kết hợp tập thể dục dưỡng sinh sẽ làm cho cơ thể thư giãn cơ, nhuận khớp, hóa đàm thải độc tốt.

Tuy nhiên, 5 nhóm người dưới đây được khuyến cáo cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu chọn đi bộ là môn thể dục thường xuyên:

Ảnh minh họa

Người mắc bệnh tim mạch

Theo các bác sĩ, người mắc các bệnh về tim mạch nên hạn chế vận động mạnh. Bởi hoạt động với cường độ mạnh sẽ khiến tim đập nhanh, tăng cường co thắt mạch máu não, nặng có thể gây vỡ mạch máu não gây nhồi máu và tử vong.

Vì thế, những người mắc bệnh tim cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn tập luyện, đi bộ thường xuyên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để cải thiện sức khỏe của mình từ sâu bên trong.

Người bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức, tê bì. Thông thường, tình trạng đau nhức này sẽ lan tỏa từ vùng thắt lưng xuống đến chân, gây rất nhiều bất tiện cho cuộc sống của người bệnh.

Chính vì lý do trên mà người mắc thoát vị đĩa đệm cần hết sức cẩn thận trong quá trình di chuyển. Chỉ cần đi lại không đúng cách, người bệnh rất có thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Người bị thoái hóa khớp gối

Nhờ có khớp gối mà đôi chân của con người mới có thể cử động dễ dàng. Nếu cơ thể bị thoái hóa khớp gối, lúc này sụn khớp gối bị hao mòn, nứt, rách hoặc hoàn toàn biến mất. Tình trạng này dẫn đến trong quá trình di chuyển, các đoạn xương chà xát, va chạm trực tiếp gây ra đau đớn, sưng, cứng khớp.

Vì vậy, người bị thoái hóa khớp gối nếu đi lại rất dễ dẫn đến hình thành gai xương trong khớp gối, gây ra bệnh gai khớp gối. Chính vì vậy, người mắc thoái hóa khớp gối không nên tự ý đi bộ mà chỉ nên tập luyện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người bị ứ dịch phù 2 chân dưới

Ứ dịch phù 2 chân dưới mà một trong những biểu hiện cụ thể nhất của bệnh suy thận, xơ gan cổ chướng,… Cũng tương tự như với các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch, người bị ứ dịch phù 2 chân dưới không nên đi bộ nhiều. Bởi việc thường xuyên đi lại sẽ khiến quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.

Người mắc bệnh về mạch máu

Bệnh về mạch máu là các bệnh liên quan đến giãn tĩnh mạch chi dưới, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới hoặc viêm tắc động mạch… Những người mắc các bệnh này không nên di chuyển nhiều. Bởi việc đi lại thường xuyên sẽ làm tăng áp lực bơm máu, làm tăng quá trình tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. 

Người mắc bệnh về máu tốt nhất nên hỏi ý kiến các bác sĩ điều trị về cường độ vận động cũng như đi lại của mình để tránh làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

7 lưu ý cần thiết để đi bộ đúng cách

Sải chân quá dài cũng là sai lầm khi đi bộ nhiều người mắc phải. Ảnh minh họa

 – Đầu thẳng, mắt hướng về phía trước, không cúi xuống.

– Thả lỏng vai, cánh tay gấp ở chỗ khuỷu làm thành một góc vuông, vung về phía trước và sau theo nhịp chân (không vận động tay sang hai bên).

– Hông và eo thẳng với chân, không chúi về phía trước hay ngả về phía sau.

– Bước những bước có độ dài vừa phải thích hợp, không bước quá dài gây áp lực cho phần đùi và đầu gối dẫn đến tình trạng đau.

– Bàn chân tiếp đất trước ở phần gót.

– Đôi giày đi bộ rất quan trọng, phải vừa chân, chất liệu nhẹ, đế bằng. Như vậy, bàn chân không chịu áp lực từ đôi giày và những bước chân mới có thể nhẹ nhàng, thoải mái.

– Về tốc độ, nên đi như dạo chơi ở những lần đầu tiên, sau đó nhanh dần tùy theo tình trạng sức khỏe; tránh tăng vận tốc đột ngột theo thành tích của người khác.

M.H (th)
Thông tin chi tiết xem tại đây.