Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ tiếp đoàn làm việc của Bangladesh

0
115

GiadinhNet – Chiều 5/5, lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu và đào tạo dân số quốc gia (thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Bangladesh).

Phát biểu buổi làm việc, TS Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh các chuyên gia đến từ Bangladesh đồng thời trao đổi khái quát chương trình hợp tác giữa hai bên.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ đã khái quát bức tranh toàn cảnh của ngành Dân số Việt Nam, trong đó có những thành tựu đã đạt được cũng như những thách thức và định hướng trong thời gian tới.


Toàn cảnh buổi làm việc của lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) tiếp đoàn đại biểu đến từ Bangladesh. Ảnh: Đình Việt

Toàn cảnh buổi làm việc của lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) tiếp đoàn đại biểu đến từ Bangladesh. Ảnh: Đình Việt

Theo đó, từ năm 2005, Việt Nam đã đạt và duy trì mức sinh thay thế (TFR đạt 2.1). Đây là thành quả to lớn trong công tác DS-KHHGĐ. Ngoài ra, Việt Nam đang ở trong giai đoạn cơ cấu “

dân số vàng

” khi có gần 70% dân số bước vào tuổi lao động mỗi năm. Đây được xem là cơ hội thuận lợi để lực lượng lao động Việt Nam tiếp thu khoa học kỹ thuật, linh hoạt chuyển đổi ngành nghề, nâng cao hiệu quả lao động, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cho đất nước.Tuy nhiên, ngành Dân số Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như vấn đề

mất cân bằng giới tính khi sinh

; nỗi lo vuột mất cơ hội “dân số vàng” và tình trạng lao động di cư ngày một tăng.Do đó, định hướng công tác dân số của Việt Nam trong thời gian tới cần tập trung vào việc tiếp tục duy trì mức sinh hợp lý; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tận dụng giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”; thích ứng với “dân số già”; cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số và đáp ứng tốt hơn nhu cầu SKSS/KHHGĐ cho người di cư.


TS Lê Cảnh Nhạc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ trao quà lưu niệm cho đoàn đại biểu đến từ Bangladesh. Ảnh: Đình Việt

TS Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ trao quà lưu niệm cho đoàn đại biểu đến từ Bangladesh. Ảnh: Đình Việt

Cũng tại buổi làm việc, phía Tổng cục DS-KHHGĐ đã có phần trình bày cung cấp tính hiệu quả của hệ thống quản lý thông tin DS-KHHGĐ đang áp dụng tại Việt Nam. Theo đó, hệ thông tin quản lý chuyên ngành DS-KHHGĐ tại Việt Nam được thiết lập từ năm 1994.

Sau 10 năm duy trì và tin học hóa, đến năm 2014, toàn bộ dữ liệu về DS-KHHGĐ đã được chuyển về hệ thống quản lý điện tử. Đây là bước phát triển vượt bậc, đưa ngành DS-KHHGĐ là ngành đầu tiên xây dựng thành công cơ sở dữ liệu chứa hơn 90 triệu công dân Việt Nam.

Sau khi nghe phần trình bày của đại diện Tổng cục DS-KHHGGĐ, các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu và đào tạo dân số quốc gia (Bộ Y tế và phúc lợi xã hội Bangladesh) đã đánh giá cao nỗ lực cùng những thành tựu mà ngành Dân số Việt Nam đã đạt được.

Đồng thời, hai bên đã có những thảo luận, trao đổi xung quanh việc duy trì mức sinh hợp lý, đối phó với nguy cơ già hóa dân số và tiếp tục nâng cao hệ thống quản lý bằng dữ liệu điện tử trong thời gian tới.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội