VTV.vn – Đây là chủ đề của Ngày Sức khỏe người cao tuổi năm nay – 1/10/2023.
75 năm trước, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được viết bởi các đại diện từ khắp nơi trên thế giới với nền tảng pháp lý, văn hóa và ngôn ngữ khác nhau. Đây là tài liệu đầu tiên nêu rõ các quyền cơ bản của con người cần được bảo vệ trên toàn cầu.
Để ghi nhận cột mốc quan trọng này và hướng tới một tương lai thực hiện lời hứa đảm bảo rằng tất cả mọi người, kể cả người cao tuổi, được hưởng đầy đủ các quyền con người và tự do cơ bản của mình. Do đó, Ngày Sức khỏe người cao tuổi năm nay (1/10/2023) sẽ tập trung vào về chủ đề “Thực hiện lời hứa của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cho người cao tuổi: Qua các thế hệ”.
Số người từ 65 tuổi trở lên trên toàn thế giới được dự đoán sẽ tăng hơn gấp đôi, từ 761 triệu người vào năm 2021 lên 1,6 tỷ người vào năm 2050. Số người từ 80 tuổi trở lên thậm chí còn tăng nhanh hơn.
Trên thế giới, những trẻ sinh năm 2022 được kỳ vọng sẽ sống trung bình 71,7 năm, cao hơn 25 năm so với trẻ sinh năm 1950.
Già hóa dân số là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Vào năm 2021, cứ 10 người trên toàn thế giới thì có 1 người từ 65 tuổi trở lên. Vào năm 2050, nhóm tuổi này dự kiến sẽ chiếm 1/6 người trên toàn cầu.
Phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn nam giới và do đó chiếm đa số người cao tuổi. Vào năm 1950, phụ nữ có thể sống lâu hơn nam giới gần 4 năm. Vào năm 2021, sự khác biệt giữa hai bên đã tăng lên hơn 5 năm.
Số người trong độ tuổi lao động từ 55 đến 64 tuổi được dự đoán sẽ tăng từ 723 triệu vào năm 2021 lên 1.075 triệu vào năm 2050 và cuối cùng lên 1.218 triệu vào năm 2100.
Thông tin này xem chi tiết tại đây.