Mô hình truyền thông mới là một cách tiếp cận hiện đại để truyền tải thông tin và tương tác với đối tượng. Đặc điểm chính của mô hình truyền thông mới là sự tương tác hai chiều giữa người gửi và người nhận, cho phép phản hồi và điều chỉnh thông điệp một cách linh hoạt, đây là phương thức tuyên truyền các vấn đề trọng tâm về dân số của thành phố: mức sinh thấp, già hóa dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh,…Vì lẽ đó Chi cục DS-KHHGĐ TPHCM đã phát động PYT Thành phố Thủ Đức và Quận huyện xây dựng các mô hình truyền thông mới phù hợp với thực trạng của từng địa phương cụ thể:
– Quận 1: Mô hình “Hội thi sáng tác thơ, văn về Dân số và phát triển”
– Quận 3: Mô hình “Đội hình tuyên truyền viên Dân số và Phát triển Quận 3”
– Quận 4: Mô hình “Bảng màn hình điện tử “led” ở tuyến đường trọng điểm Q4”
– Quận 5: Mô hình “Nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền giáo dục về công tác Dân số và Phát triẻn bằng tiếng Hoa cho người dân trên địa bàn Quận 5”
– Quận 7: Mô hình “Phối hợp các Trường Đại học trên địa bàn Quận 7 triển khai công tác truyền thông trực quan”
– Quận 8: Mô hình “Đăng ký vẽ mảng tường (cải tạo mảng tường) thành tranh cổ động về Dân số và Phát triển”
– Quận 11: Mô hình “Nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền giáo dục về công tác Dân số và Phát triển bằng tiếng Hoa cho người dân trên địa bàn Quận 11”
– Quận Tân Bình: Mô hình “Trình chiếu video clip hoặc các tranh cổ động tuyên truyền về dân số tại rạp chiếu phim”
– Thành phố Thủ Đức: Mô hình “Trình chiếu các Trailer và tranh ảnh, cổ động nội dung về giải quyết tình trạng mức sinh thấp trên các bảng Led ven sông Sài Gòn”
– Quận Bình Thạnh: Mô hình “Truyền thông trực quan góp phần giải quyết tình trạng mức sinh thấp bằng bộ lót ly”
– Huyện Cần Giờ: Mô hình “Tiểu phẩm kịch tuyên truyền về công tác Dân số trong tình hình mới”