Những kết quả bước đầu quan trọng của Đề án 818

0
294

GiadinhNet – Sau gần 3 năm triển khai, Đề án 818 về xã hội hóa các phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ-SKSS) bước đầu đã có hiệu ứng tích cực và đạt được những kết quả khích lệ.

Trên cơ sở Quyết định 4911/QĐ-BYT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt danh mục PTTT, hàng hóa SKSS trong chương trình DS-KHHGĐ, Ban quản lý Đề án 818 đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành các thủ tục tuyển chọn PTTT, hàng hóa SKSS đủ điều kiện tiêu chuẩn, chất lượng đưa vào phân phối theo phân khúc thị trường xã hội hóa.

Nhằm thúc đẩy phân phối PTTT, hàng hóa SKSS, BQLĐA 818 đã tích cực triển khai các hoạt động can thiệp huy động, duy trì và phát triển mạng lưới, hệ thống phân phối sản phẩm tại các cấp phân phối. Một trong những điểm nhấn đầu tiên là Ban quản lý đã tổ chức thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường giai đoạn 2016 – 2020.

Theo đó, tập trung đầu tư, hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống phân phối sản phẩm các cấp tại 10 tỉnh, thành phố trọng điểm là Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Dương, Bình Thuận, An Giang, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu.


Cán bộ dân số giới thiệu, tư vấn cho người dân về các sản phẩm thuộc Đề án Xã hội hóa. ảnh TL

Cán bộ dân số giới thiệu, tư vấn cho người dân về các sản phẩm thuộc Đề án Xã hội hóa. ảnh TL

Ông Đỗ Ngọc Tấn – Ban quản lý Đề án 818 cho hay, hiện Ban quản lý đã tổ chức hội thảo triển khai lồng ghép tập huấn kỹ năng lập kế hoạch, phân phối sản phẩm cho tuyến tỉnh, huyện tại 10 tỉnh, thành phố; hỗ trợ 10 tỉnh, thành phố triển khai hoạt động tập huấn nâng cao năng lực; truyền thông; kiểm tra, giám sát mô hình.

Hiện đã trực tiếp tổ chức hội thảo triển khai lồng ghép tập huấn kỹ năng lập kế hoạch/phân phối sản phẩm xã hội hóa cho 531 cán bộ tuyến tỉnh, huyện của 10 tỉnh, thành phố. Và bằng ngân sách hỗ trợ của Trung ương, các tỉnh, thành phố đã tổ chức tập huấn cho trên 1500 cán bộ tuyến cơ sở về công tác quản lý, lập kế hoạch và kỹ năng phân phối sản phẩm xã hội hóa.

Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng đã tổ chức thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại các cơ sở y tế đủ điều kiện giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, có 100 cơ sở y tế đủ điều kiện tại 4 tỉnh là Hải Dương, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Đồng Tháp.

BQLĐA818 đã phối hợp với Vụ Quy mô dân số và KHHGĐ, Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em tổ chức hội thảo triển khai mô hình tại 04 tỉnh, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ cho cán bộ cung cấp dịch vụ của các cơ sở y tế trên, phối hợp với Văn phòng Tổng cục hỗ trợ kinh phí để địa phương lựa chọn đơn vị tham gia, giám sát các hoạt động cung cấp dịch vụ.

Tại 4 tỉnh, thành phố đã tổ chức hội thảo triển khai mô hình và lựa chọn các cơ sở y tế đủ điều kiện; đồng thời tổ chức 3 lớp tập huấn nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ cho 225 cán bộ cung cấp dịch vụ của 75 cơ sở y tế thuộc 3 tỉnh Nghệ An và Hải Dương, Thừa Thiên – Huế.

Đặc biệt, thời gian qua hoạt động phân phối PTTT và hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa đã được triển khai có hiệu quả. Ngay từ năm 2016 tới nay, Ban quản lý Đề án 818 đã ký hợp đồng và phối hợp với 06 công ty (Thai Nakorn Patana Việt Nam, Medevice 3S, Intersol, Tera và Nasaco, Dược Quốc tế Mỹ Đức) để triển khai phân phối 09 sản phẩm PTTT, hàng hóa SKSS/KHHGĐ theo phân khúc thị trường bao gồm:

– Nhóm sản phẩm, hàng hóa kế hoạch hóa gia đình: Viên uống tránh thai Anna, Bao cao su Hello, Hello Plus, Young Lovers.

– Nhóm sản phẩm, hàng hóa hỗ trợ KHHGĐ, chăm sóc SKSS: Viên bổ sung vi chất Prenatal, dung dịch vệ sinh Vagis, dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro, Gel bôi trơn Sensi Love, Bột Unical For Rice (Bổ sung Canxi).

Theo báo cáo của Ban quản lý Đề án, tổng số lượng sản phẩm địa phương đăng ký tính đến 15/11/2016 là 94.680 vỉ Anna, 19.694 hộp Prenatal, 19.553 lọ Gyno Pro, 2.508.768 chiếc bao cao su Hello và 362.880 chiếc Hello Plus, 44.821 lọ Vagis.

Từ 18 tỉnh, thành phố đăng ký triển khai trong tháng 6/2016 đến 31/8/2018 đã có 45 tỉnh, thành phố đăng ký triển khai phân phối sản phẩm. Nhiều tỉnh, thành thực hiện tốt việc phân phối các sản phẩm như: Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Bình Thuận, Hồ Chí Minh, Tiền Giang. Đặc biệt, Bình Thuận mặc dù chưa phê duyệt Đề án/Kế hoạch đã tham gia phân phối theo hướng dẫn của Trung ương và đạt kết quả tốt.

Gia Minh